Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

 

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT DỄ NHẦM LẪN VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về một số yếu tố Hán Việt.

  • Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.

  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi về từ Hán Việt.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, thảo luận: Chia sẻ những hiểu biết của em về từ Hán Việt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: 

+ Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau.

+ Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt nhé!

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu: 

+ Có những yếu tố Hán Việt nào dễ nhầm lẫn?

+ Có những cách nào để phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động 

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Nhắc lại kiến thức về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách nhận biết

1. Các yếu tố Hán Việt 

- Yếu tố Hán Việt đồng âm: 

+ Trong lớp từ Hán Việt có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

+ Trong tiếng Việt hiện đại, chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm nên các yếu tố đòng âm gốc Hán hầu hết được viết giống nhau. Đây là nguyên nhân dễ làm nảy sinh hiện tượng nhầm lẫn về nghĩa.

- Yếu tố Hán Việt gần âm cũng có thể gây nhầm lẫn về nghĩa.

2. Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận.

- Tra cứu từ điển.

 

 

-------------------

………..Còn tiếp………….


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 1: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác