Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA
ÔN TẬP VĂN BẢN 3: TỰ TÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tự tình (tác giả, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…).
Luyện tập theo văn bản Tự tình.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản Tự tình.
Cảm nhận được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản Tự tình.
3. Phẩm chất
Tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, văn học của dân tộc.
Có ý thức gìn giữ và phát triển tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình.
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 3 phút.
Em đã biết gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình? | Em có gì chưa hiểu về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình? | Em muốn biết thêm điều gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương và chùm thơ Tự tình? |
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Một số thông tin về Hồ Xuân Hương và tập thơ Tự tình.
+ Hồ Xuân Hương quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An. Tên tuổi bà gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng và tập “Lưu hương kí”.
+ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất độc đáo, khác biệt so với thơ ca bác học đương thời, gần gũi với ngôn ngữ và tinh thần thơ ca dân gian. Trong đó, nổi bật là tính đa nghĩa độc đáo của ngôn ngữ và hình tượng thơ, sự đan cài giữa tiếng nói trữ tình sâu lắng và tiếng cười trào lộng sảng khoái.
+ Chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về văn bản Tự tình (bài 2) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tự tình (bài 2).
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Tự tình (bài 2).
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tự tình (bài 2) và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh theo các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các thành viên có cùng mùa sẽ hợp thành một nhóm. - GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học về văn bản Tự tình cùng những hiểu biết cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời những câu hỏi sau: + Nêu cảm nhận về đặc điểm không gian và âm thanh được nhắc đến trong bài thơ. + Nêu suy nghĩ về lời than tự tình của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ dưới đây: “Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm.” + Nêu bút pháp nghệ thuật mà em ấn tượng nhất trong bài thơ “Tự tình”? - Thời gian thực hiện: 15 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Không gian và âm thanh trong bài thơ - Không gian bao la, mờ mịt từ trên bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận. - Tiếng gà gáy “văng vẳng” – nghệ thuật lấy động để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. - Âm thanh “mõ thảm” và “chuông sầu: đối nhau, hô ứng. => Cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của của nhà thơ đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên. => Nỗi oán hận, đau buồn như thấm sâu vào đáy dạ, tê tái, xót xa, như lan tỏa trong không gian – “khắp mọi chòm”. - “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. 2. Lời than của nhân vật trữ tình - “Trước nghe” đối với “sau giận”, “tiếng” hô ứng với “duyên”, “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mòm mõm” là trạng thái. Giữa canh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi. - Tình duyên được miêu tả theo độ chín của trái cây, đã “chín mòm mõm” – quá chín, đã nẫu đi. “Duyên mòm mõm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì. => Hai câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn hẩm hiu. => Là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. 3. Nghệ thuật ấn tượng trong bài Tự tình - Gợi ý: Với nghệ thuật gieo vần vô cùng khéo léo và nguy hiểm: “bom-chom – om – mòm - tom” cùng với tâm trạng oán hận, hận thù, tức giận và ương ngạnh đã tạo nên một giai điệu nhịp nhàng, nhịp nhàng, như sự dồn nén của một tâm hồn đang ca hát, bướng bỉnh nhưng cũng rất trữ tình. |
------------------
………..Còn tiếp………….
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Thông tin về tải giáo án, tài liệu:
- Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
- Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
- Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học
Các tài liệu được nhận ngay và luôn:
- Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
- Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
Phí giáo án powerpoint dạy thêm:
- Mức phí: 500k.
-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận
Cách Tải :
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án