Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: DẾ CHỌI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về truyện truyền kì.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Dế chọi (về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện…).

  • Luyện tập theo văn bản Dế chọi.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền kì (không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện…), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong Dế chọi.

  • Vận dụng được một số hiểu biết lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

3. Phẩm chất

  • Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử.

  • Yêu quý, trân trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, nêu những hiểu biết về trò chơi dân gian chọi dế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu những hiểu biết của em về trò chơi dân gian chọi dế.

- Thời gian: 3 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, gợi mở:

Con nít vùng ngoại ô Sài Gòn vẫn chơi đá dế! - Tuổi Trẻ OnlineSự tích con Dế Mèn [Truyện cổ tích Việt Nam] - Thế giới cổ tích+ Chọi dế hay đá dế, đấu dế là một trò chơi chiến đấu giữa hai con dế đực để mua vui cho người xem. Dế chọi phải là con dế đực. Chọi dế là một thú vui của nhiều người. Ở Trung Quốc, chọi dế đã có hơn 1.000 năm lịch sử.

+ Dế để chọi, chọn loại dế mình thuôn, tiếng gáy to, tính hung hăng, gặp nhau là húc đầu chọi. Dế chọi nhỏ hơn dế mèn, thân đen bóng hoặc nâu sẫm, đầu cánh có một chấm vàng.

+ Trận đấu dế thường diễn ra trên bãi cỏ, trẻ em thường họp nhau thành từng nhóm, cho dế đấu với nhau rồi chọn ra những con dế hay đem chọi thi với những nhóm khác.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lấy cảm hứng từ một trò chơi dân gian – chọi dế, nhà văn Bồ Tùng Linh thông qua tác phẩm Dế chọi đã phản ánh một hiện thực khốc liệt, đen tối của xã hội phong kiến quân chủ chuyên chế với nhiều áp bức, bất công. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức về những đặc trưng của thể truyền kì thông qua tác phẩm này.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Dế chọi (xuất xứ, nội dung, nghệ thuật của văn bản…)

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Dế chọi.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Dế chọi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

-------------------

………..Còn tiếp………….


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác