Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về truyện truyền kì.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện…).

  • Luyện tập theo văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền kì (không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện…), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong Chuyện người con gái Nam Xương.

  • Vận dụng được một số hiểu biết lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

3. Phẩm chất

  • Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử.

  • Yêu quý, trân trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Nhà thông thái, trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến thể loại truyện truyền kì.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Nhà thông thái, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về thể loại truyện truyền kì?

A. Là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ ở thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.

B. Là thể loại thơ Đường luật, phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn cuối nền văn học trung đại.

C. Là thể loại văn xuôi tự sự, khởi phát từ nền văn học dân gian, được ông cha ta sáng tạo ra.

D. Là thể loại văn chính luận, tập trung vào những vấn đề như đạo vua tôi, lễ giáo phong kiến.

Câu 2: Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực có mối quan hệ như thế nào?

A. Đối lập nhau.

B. Độc lập, tách rời.

C. Kết hợp, đan xen một cách linh hoạt.

D. Yếu tố hiện thực quyết định sự xuất hiện của yếu tố kì ảo.

Câu 3: Vai trò của những yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì là gì?

A. Giúp tác phẩm được nhiều người biết đến hơn.

B. Giúp truyền tải tư tưởng cốt lõi của văn bản.

C. Giúp người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

D. Giúp phơi bày hiện thực, nhân vật có thể bộc lộ suy nghĩ nội tâm và cảm xúc.

Câu 4: Cốt truyện của truyện truyền kì có đặc điểm gì?

A. Phức tạp, nhiều tình huống bất ngờ, tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho tác phẩm.

B. Có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong dân gian, khó khi mượn truyện truyền kì Trung Quốc.

C. Sao chép cốt truyện từ truyện truyền kì Trung Quốc.

D. Dựa hoàn toàn vào cốt truyện dân gian, đan xem các sự kiện lịch sử của dân tộc.

Câu 5: Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì được chia thành những nhóm nào?

A. Người trần và thần tiên.

B. Tiên nữ và ma nữ.

C. Tiên nữ, ma nữ và thư sinh.

D. Thần tiên, người trần và yêu quái.

Câu 6: Nhân vật kì ảo trong truyện truyền kì có những đặc điểm gì?

A. Có ngoại hình giống con người, khi đã xuống trần gian thì sẽ không còn năng lực siêu nhiên nữa.

B. Có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên.

C. Độ tuổi tương tự người trần, nhưng không thể nói chuyện với người trần mà phải thông qua một nhân vật kết nối.

D. Không sống được ở trần gian, chỉ sống ở tiên giới hoặc âm ti.

Câu 7: Không gian cõi trần, cõi tiên, cõi âm trong truyện truyền kì có mối quan hệ như thế nào?

A. Thường có sự pha trộn, không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau.

B. Tách biệt nhau, không liên quan đến nhau.

C. Cõi trần quyết định sự tồn tại của cõi âm và cõi tiên.

D. Cõi tiên và cõi âm tác động, làm biến đổi không gian cõi trần.

Câu 8: Ngôn ngữ truyện truyền kì có đặc điểm nào nổi bật?

A. Sử dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ.

B. Hầu như đều đan xen văn vần và văn xuôi.

C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

D. Bác học, thâm thúy, nhiều ý nghĩa sâu xa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện truyền kì, một trong ba thể loại thuộc loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, vốn có nguồn gốc từ thể loại tiểu thuyết chí quái, chí nhân, chí dị và truyện truyền kì của văn học Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử nên phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về truyện truyền kì thông qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của văn bản)

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương,  thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ và xuất xứ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và hoàn thành các thử thách theo 3 chặng với các yêu cầu cụ thể:

+ Chặng 1: Hoàn thành các sự kiện trong Phiếu học tập số 1. Thời gian thực hiện: 5 phút.

+ Chặng 2: Trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2 về đặc điểm của truyện truyền kì (không gian, thời gian, ngôn ngữ, các yếu tố kì ảo…) trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Thời gian thực hiện: 15 phút.

Chặng 3: Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật Vũ Nương. Từ đó, rút ra chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh và năm mất) quê ở Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI (thời Lê – Mạc).

- Nguyễn Dữ có đóng góp quan trọng ở thể loại truyện truyền kì.

Sự nghiệp văn chương và tên tuổi của Nguyễn Dữ có lẽ gắn liền với tập Truyền kỳ mạn lục. Đây chính là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, được đánh giá là “thiên cổ kì bút".

2. Xuất xứ văn bản

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Cốt truyện

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 1.

2. Đặc điểm của truyện truyền kì trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 2.

3. Nhân vật Vũ Nương

- Sơ đồ tư duy phần Phụ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-------------------

………..Còn tiếp………….


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Thông tin về tải giáo án, tài liệu:

  • Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
  • Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
  • Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học

Các tài liệu được nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
  • Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án

Phí giáo án powerpoint dạy thêm:

  • Mức phí: 500k

-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận

Cách Tải :

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Sẽ được hỗ trợ ngay tức thì.

 

Xem thêm giáo án khác