Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt (1) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, biết dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, biết dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.

  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

- Hình thức: cá nhân

- Thời gian: 3 phút.

Em đã biết gì về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

Em có gì chưa hiểu về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

Em muốn biết thêm điều gì về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS theo dõi phần nhắc lại kiến thức đã học về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động 

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Củng cố kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

1. Khái niệm: 

- Cách dẫn trực tiếp: là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn,... của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói. Trong bài viết, phần dẫn trực tiếp cần được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cách dẫn gián tiếp: là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình. Tuy được diễn đạt lại nhưng ý tưởng trong văn bản gốc cần được thể hiện một cách trung thành. Trong bài viết, phần dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Cách nhận biết

- Cách dẫn trực tiếp sẽ được đánh dấu bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, cách dẫn gián tiếp sẽ không được đặt trong dấu ngoặc kép.

3. Cách chuyển đổi từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp

- Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.

- Diễn đạt lại nội dung phần dẫn trực tiếp sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

------------------

………..Còn tiếp………….

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác