Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

BÀI 5: ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về bi kịch.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

  • Luyện tập theo văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

3. Phẩm chất

  • Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp.

  • Lựa chọn hành động và ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Các nhóm phải nhấn chuông giành quyền trả lời, nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Bi kịch là gì?

A. Kịch dùng hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

B. Là một thể loại của kịch, thể hiện xung đột không thể giải quyết giữa khát vọng cao đẹp của con người với khả năng, tình thế thực hiện.

C. Kết hợp yếu tố hài và bi để tạo nên một vở kịch đặc sắc.

D. Chứa đựng yếu tố bi, thể hiện xung đột về quan điểm sống của các nhân vật.

Câu 2: Xung đột của bi kịch nảy sinh do đâu?

A. Do mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ.

B. Do mâu thuẫn giữa các quan điểm sống khác nhau.

C. Do mẫu thuẫn trong việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả.

D. Do mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các mặt khác nhau của tính cách, giữa mong muốn chủ quan và điều kiện khách quan, giữa các giá trị khác nhau của đời sống...

Câu 3: Các xung đột, mâu thuẫn của bi kịch được tạo nên từ điều gì?

A. Tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị tai họa.

B. Do sự trái ngược về thói quen, môi trường sống của nhân vật.

C. Do sự mẫu thuẫn quan điểm sống của nhân vật.

D. Do sự khác biệt thế hệ của nhân vật.

Câu 4: Đâu là nhận xét đúng về nhân vật bi kịch?

A. Có lý tưởng cao cả.

B. Có số phận éo le, nghiệt ngã.

C. Có sức mạnh phẩm chất cao cả, mang lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ nhưng số phận nghiệt ngã.

D. Có cuộc đời yên bình, ít sóng gió, khó khăn.

Câu 5: Lời thoại của nhân vật bi kịch có đặc điểm gì?

A. Có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...

B. Giản dị, gần gũi, giàu cảm xúc.

C. Thường thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, hoặc có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...

D. Thường thể hiện sự dí dỏm, hài hước, trào phúng.

D. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 6: Đề tài của bi kịch thường là gì?

A. Đề tài từ trong văn học dân gian.

B. Thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, để cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người. 

C. Đề tài chính luận, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.

D. Liên quan đến các hiện tượng tự nhiên của đời sống.

Câu 7: Cốt truyện của bi kịch có đặc điểm gì?

A. Đi theo trật tự thời gian, nhưng đôi khi có sự đảo ngược về thời gian giữa hiện tại và quá khứ.

B. Đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, ít có xung đột bất ngờ.

C. Biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn đến kết cục bi thảm của nhân vật chính.

D. Biểu thị chuỗi hành động của nhân vật, đa số đều gặp dữ hóa lành, kết thúc tốt đẹp.

Câu 8: Kết thúc bi thảm của nhân vật trong bi kịch có ý nghĩa gì?

A. Ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.

B. Làm cho kịch thêm hấp dẫn, lôi cuốn.

C. Tăng màu sắc bi thương, ảm đạm cho cốt truyện.

D. Thể hiện quy luật tất yếu của cuộc sống là cái ác sẽ bị trừng phạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm cùng nhấn chuông giành quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về bi kịch thông qua vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Trình bày hiểu biết cơ bản về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét bằng sơ đồ tư duy.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập phần Phụ lục.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

- Sơ đồ tư duy phần Phụ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Đặc điểm bi kịch được thể hiện trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

------------------

………..Còn tiếp………….

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia) dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia) Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác