Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG
ÔN TẬP VĂN BẢN 3: NGÀY XƯA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ngày xưa (tác giả, xuất xứ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…).
Luyện tập theo văn bản Ngày xưa.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Phân tích được nét đặc sắc trong nội dung của bài thơ Ngày xưa.
Nhận biết được thông điệp mà tác giả gửi gắm.
3. Phẩm chất
Tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, văn học của dân tộc.
Nuôi dưỡng tình yêu với văn học dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ những suy nghĩ, ấn tượng của em về kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những suy nghĩ, ấn tượng của em về kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng ôn tập lại nội dung văn bản Ngày xưa của Vũ Cao, từ đó bồi dưỡng thêm tình yêu với những tác phẩm văn học Việt Nam.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Ngày xưa.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Ngày xưa.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Ngày xưa và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày những thông tin về tác giả Vũ Cao và xuất xứ văn bản “Ngày xưa”. - Thời gian thực hiện: 2 phút. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để trả lời những câu hỏi sau: + Việc bà ru cháu bằng Truyện Kiều có ý nghĩa như thế nào? + Tác giả đã sử dụng những trích đoạn nào trong Truyện Kiều để đưa vào lời hát ru của bà? + Vì sao bà “nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa”? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Hiểu biết chung về tác phẩm 1. Nhà thơ Vũ Cao - Quê: Vụ Bản, Nam Định. - Hầu hết tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. - Ông viết thơ không nhiều, lời thơ giản dị, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. - Ông đã đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu nhiều nhân tài thơ cho đất nước. 2. Văn bản Ngày xưa - Trích trong tập Thơ với tuổi thơ, xuất bản năm 2001.
II. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Ý nghĩa của việc bà ru cháu bằng Truyện Kiều - Bài thơ mở đầu với khung cảnh người bà ru cháu ngủ bằng những lời thơ trong Truyện Kiều. - Thông thường khi ru trẻ thơ ngủ, người lớn sẽ dùng lời hát được lấy từ ca dao, các điệu hò dân gian, nhưng ở đây người bà lại ru bằng thơ, mà lại là Truyện Kiều. Điều này cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong cách sử dụng chất liệu để đặt vấn đề, cũng như ý tưởng vận dụng Truyện Kiều rất độc đáo. - Ông để Truyện Kiều – nhân vật chính của bài thơ – xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt, đó là trong lời ru của người bà. => Với cách đặt để đối tượng khác biệt này, ông đã đem đến cảm xúc sự mới lạ thú vị cho người đọc chỉ qua hai câu thơ đầu tiên. 2. Những trích đoạn trong Truyện Kiều được đưa vào lời hát ru của bà - Mây Tần khoá kín song the => Đây là phân đoạn Kim Trọng nghĩ về Thúy Kiều, diễn tả tâm trạng tương tư khắc khoải nhung nhớ người thương. - Mai sau dù có bao giờ => Đoạn trích thứ hai thuộc phân đoạn Thúy Kiều ủy thác mối tình của mình cho em gái Thúy Vân trong đêm nàng quyết định bán mình cứu cha, lời dặn dò nhắc đến kỷ niệm hạnh phúc của nàng và Kim Trọng đã từng thề nguyền chuyện trăm năm. Nay Thúy Kiều chỉ có thể nhớ lại với nỗi xót xa. 3. Lí do bà “nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa”. - Trước câu chuyện về cuộc đời long đong đầy thăng trầm của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, người bà sống hơn nửa đời người cũng phải ngậm ngùi cảm thán. - Đây là sự đồng cảm thấu hiểu giữa những người phụ nữ. Trong chế độ phong kiến suy đồi với bộ máy quan lại mục ruỗng, với những con người vô đạo đức, với những định kiến cay nghiệt, với tư tưởng trọng nam kinh nữ đè nặng ấy, họ không được làm chủ cuộc đời mình. |
------------------
………..Còn tiếp………….
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao) dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao) Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Thông tin về tải giáo án, tài liệu:
- Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
- Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
- Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học
Các tài liệu được nhận ngay và luôn:
- Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
- Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
Phí giáo án powerpoint dạy thêm:
- Mức phí: 500k.
-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận
Cách Tải :
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án