Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: MỘT THỂ THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát qua văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.

  • Luyện tập theo văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Biết được quá trình ra đời và phát triển của thể thơ song thất lục bát.

  • Nhận biết được các đặc điểm về hình thức đặc trưng của thể song thất lục bát, hiểu được yếu tố giúp thể thơ này giàu nhạc tính.

  • Nhận biết, phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa thơ song thất lục bát và lục bát.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng, tự hào và gìn giữ những thể thơ truyền thống của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, kể tên những bài thơ được sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát, từ đó nêu cảm nhận của HS về thể thơ này.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo nhóm đôi Think – Pair – Share, thực hiện yêu cầu: Bằng trải nghiệm văn học của em, hãy kể tên những bài thơ được sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát mà em biết. Từ đó, nêu ngắn gọn những cảm nhận của bản thân về thể thơ truyền thống của dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý: Một số bài thơ được sáng tác bằng thể song thất lục bát:

+ “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến.

+ “Hải ngoại huyết thư” – Phan Bội Châu.

+ “Văn tế thập loại chúng sinh” – Nguyễn Du.

+ “Cung oán ngâm” – Nguyễn Gia Thiều.

+ “Ai tư vãn” – Lê Ngọc Hân.

+ “Bà má Hậu Giang” – Tố Hữu.

+ “Hai chữ nước nhà” – Trần Tuấn Khải.

=> Là một thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam, nguồn gốc của thể thơ lục bát là gì thì chưa rõ, nhưng được cho là xuất phát từ những lời nói dân dã, xuất hiện trong đời sống của con người từ rất lâu dưới hình thức của ca dao tục ngữ rồi được lưu truyền bằng chữ viết vào thế kỷ XV. Sau này khi văn học chữ Nôm thịnh thế, người đời bèn phổ lời ca dân dã vào con chữ rồi lưu trữ chúng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thơ song thất lục bát từ lâu được xem là thể thơ đặc trưng của nước ta, được nhiều tác giả và công chúng ưa chuộng trong giai đoạn văn học trung đại vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể song thất lục bát thông qua văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức bài học về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã học, trả lời những câu hỏi sau: 

+ Nội dung chính của văn bản “Một thể thơ độc đáo của người Việt” là gì?

+ Trình bày về quá trình phát triển của thể thơ song thất lục bát trong dòng chảy văn học Việt Nam dựa vào văn bản “Một thể thơ độc đáo của người Việt”.

+ Đặc điểm nổi bật nào của thể thơ song thất lục bát được đề cập đến trong văn bản? 

- Thời gian thực hiện: 8 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức về hai thể song thất lục bát và lục bát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 với nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của em, hãy so sánh nét tương đồng và khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và thơ lục bát.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Nhắc lại kiến thức bài học về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát

1. Nội dung chính của văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt

- Sự ra đời và phát triển của thể thơ song thất lục bát cùng những đặc điểm về hình thức tạo nên sự độc đáo cho thể thơ này.

- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thể song thất lục bát và lục bát.

2. Quá trình phát triển của thể song thất lục bát 

- Ra đời vào khoảng thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu. 

- Những tác phẩm đầu tiên sáng tác bằng thể song thất lục bát là: Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn. 

- Giai đoạn phát triển cực thịnh của thể thơ song thất lục bát trong khoảng thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với thể ngâm khúc. Thể thơ song thất lục bát đã tạo cho ngâm khúc một dấu ấn riêng.

- Ngoài thể ngâm khúc, song thất lục bát còn được dùng trong nhiều thể loại văn học khác (ca trù, văn tế, thơ…).

- Đầu thế kỉ XX, các nhà thơ danh tiếng cũng sử dụng song thất lục bát để sáng tác (Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Tố Hữu…).

- Ngày nay, thể thơ cổ điển này không còn thịnh hành nhưng vẫn có sức sống trong dòng chảy văn học Việt Nam.

3. Đặc điểm nổi bật của thể song thất lục bát được nhắc đến trong văn bản

Đặc điểm nổi bật của thể song thất lục bát là giàu nhạc tính, được coi là điểm mạnh và được phát huy ở một thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam – ngâm khúc.

- Thể song thất lục bát tạo giúp biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc trữ tình bi thương, kết tinh những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc.

II. Thể thơ song thất lục bát và lục bát

Đáp án Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-------------------

………..Còn tiếp………….

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Một thể thơ độc đáo của dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Một thể thơ độc đáo của Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác