Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại
Soạn chi tiết đầy đủ bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN
ĐỌC ĐỂ TRƯỞNG THÀNH
ÔN TẬP VĂN BẢN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ KHU VỰC RA THẾ GIỚI, TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập những kiến thức về tác giả Trần Đình Sử và văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.
- Hiểu được giá trị cốt lõi trong đời sống của dân tộc và nhân loại: yêu thương, tôn trọng, hạnh phúc, tự do, độc lập, niềm tin, sự hiểu biết…
- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại của văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Trân trọng, yêu quý lịch sử văn học Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tự luận.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sử dụng hiểu biết của em, trình bày tiến trình của văn học Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi đã giành được quyền trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nếu đáp án sai, tiếp tục giành quyền trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý: Tiến trình văn học Việt Nam:
+ Trước thế kỉ X: Văn học dân gian Việt Nam là nền tảng của văn hóa Việt Nam.
+ Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV: Văn học chữ Hán.
+ Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII: Hình thành văn học chữ Nôm, phát triển song song với văn học chữ Hán.
+ Từ thế kỉ XVIII – năm 1885: Văn học chữ Nôm phát triển phồn thịnh.
+ Từ năm 1885 – năm 1945: Chữ quốc ngữ và sự phát triển văn học hiện đại.
+ Từ năm 1945 – năm 1975: Văn học cách mạng và kháng chiến.
+ Từ năm 1975 – nay: Văn học thống nhất và đổi mới.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay, hãy cùng ôn tập lại bài học Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại của tác giả Trần Đình Sử để tìm hiểu rỡ hơn về lịch sử văn học Việt Nam và cũng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ta.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bảnVăn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản.
b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Trần Đình Sử và văn bản “Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại”. + Những văn tự nào đã xuất hiện trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam? Trình bày nguồn gốc, đặc điểm của các văn tự ở từng thời kì. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại”. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.
| Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả - Trần Đình Sử (sinh năm 1940). - Quê quán: Thừa Thiên Huế. - Là một giáo sư, tiến sĩ lý luận văn học, Nhà giáo Nhân dân, giảng viên Đại học nổi tiếng. - Đóng góp lớn nhất trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của ông tập trung vào hai lĩnh vực chính là lí thuyết và nghiên cứu văn học Việt Nam. - Tác phẩm tiêu biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu, Lí luận và phê bình văn học, Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu văn học... b. Tác phẩm - Trích trong tác phẩm “Lược sử văn học Việt Nam” (2021). 2. Phân tích văn bản a. Văn tự - Văn học Việt Nam trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Trong đó nổi trội là sự xuất hiện của ba văn tự: + Chữ Hán. + Chữ Nôm. + Chữ quốc ngữ.
b. Nguồn gốc, đặc điểm của các văn tự ở từng thời kì - Văn tự đầu tiên xuất hiện trong nền văn học Việt Nam là văn tự ngoại lai: chữ Hán. + Những cuộc xâm lược của nhà Tần (năm 214 trước Công nguyên) sau đó là nhà Tần (năm 111 trước Công nguyên) làm gián đoạn văn tự sơ khai của các tộc Choang – Tày – Việt. + Áp lực chữ Hán khiến người Việt quen với hình thức chữ Hán sau nghìn năm Bắc thuộc. + Đến thế kỉ X, khi quốc gia đã giành được độc lập nhưng vẫn buộc phải mượn văn tự chữ Hán: văn ngôn, thể loại, phong cách, điển cố… để xây dựng lại nền học vấn, giáo dục, khoa cử của đất nước mình. + Tuy vay mượn, nhưng người Việt đã vượt qua sự mô phỏng tầm thường để đạt đến tinh hoa như nguyên mẫu và đi sâu vào biểu đạt tâm hồn dân tộc mình. + Thời kì văn tự chữ Hán đạt đỉnh cao ở nền văn học Việt Nam:
- Văn tự thứ hai sử dụng trong nền văn học Việt Nam là văn tự mô phỏng từ chữ Hán: Chữ Nôm. + Chữ Nôm thiên về biểu ý và biểu âm với tác dụng là để sáng tác tác phẩm bằng tiếng Việt. + Có những mầm mống bắt đầu từ thế kỉ XII – XIII. + Đến thế kỉ XV, đã có tác phẩm “Quốc âm thi tập” (Nguyễn Trãi) đánh dấu sự hình thành hoàn thiện của chữ Nôm. + Từ thế kỉ XVI trở đi, đã có một dòng văn học tiếng Việt phát triển rầm rộ. + Đến thế kỉ XVIII thì chữ Nôm phát triển cực thịnh, cơ hồ lấn át thơ văn chữ Hán. + Văn học tiếng Việt đạt đến mức nghệ thuật cổ điển, kết tinh trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và sáng tác của các nhà văn khác.
- Văn tự thứ ba sử dụng trong nền văn học Việt Nam là văn tự chữ quốc ngữ: văn tự dễ dùng và có sự ảnh hưởng đến tận ngày hôm nay. + Do có sự tiếp xúc với các giáo sĩ phương Tây, văn học Việt Nam đã sản sinh ra một kiểu chữ La-tinh để ghi âm tiếng Việt, gọi là chữ quốc ngữ. + Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chữ Hán bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ vô cùng thịnh hành. + Chữ quốc ngữ dễ học, gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày đã tạo sự phát triển cho văn xuôi phát triển. + Thời kì chữ quốc ngữ phát triển, người Việt đã di thực các thể loại văn học châu Âu như du kí, phóng sự, kịch nói, tiểu thuyết, truyện ngắn… + Chữ quốc ngữ tạo cho văn học Việt Nam sự ảnh hưởng nhiều mặt của văn học phương Tây và đã tự thay đổi mình trong cả tư duy và diễn đạt. + Từ năm 1885 đến 1945, văn học Việt Nam đã lột xác hoàn toàn, hóa thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới.
3. Tổng kết a. Nội dung - Văn bản đưa ra một cái nhìn khái quát về lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Tuy tư liệu cụ thể về văn học dân gian trước thế kỉ X vẫn còn khan hiếm và ít ỏi, nhưng với những gì còn lại cũng chứng tỏ được sức sống dẻo dai và mãnh liệt của dân tộc ta. Đây cũng chính là thời kì hình thành nền tảng của văn hóa Việt Nam. b. Nghệ thuật - Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ. - Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả. - Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú. |
-------------
………..Còn tiếp………..
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 10: Thách thức đầu tiên - Văn Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Thông tin về tải giáo án, tài liệu:
- Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
- Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
- Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học
Các tài liệu được nhận ngay và luôn:
- Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
- Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
Phí giáo án powerpoint dạy thêm:
- Mức phí: 500k.
-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận
Cách Tải :
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án