Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trích, Nguyễn Thị Ngọc Hải)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (trích, Nguyễn Thị Ngọc Hải) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN: PHẠM XUÂN ẨN – TÊN NGƯỜI NHƯ CUỘC ĐỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Củng cố kiến thức đã học về văn Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (về tác giả, xuất xứ, nghệ thuật xây dựng nhân vật…).
  • Luyện tập theo văn bản Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

3. Về phẩm chất

  • Nhận biết và rèn luyện kĩ năng quan sát, sức mạnh của suy luận logic và niềm tin vào sự chiến thắng của công lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video “Tướng tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn và cuộc chiến cam go ngay giữa lòng địch” và yêu cầu HS nêu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về vị tướng tài ba này.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS theo dõi video “Tướng tình báo tài ba Phạm Xuân Ẩn và cuộc chiến cam go ngay giữa lòng địch” và thực hiện yêu cầu: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em sau khi xem xong video trên.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=ELYlO9Llk3Y.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chốt đáp án:

- GV dẫn dắt vào bài: Việt Nam là một quốc gia anh hùng, kiên cường với những mốc son chói lọi trong công cuộc bảo vệ và giữ gìn đất nước. Đó là công sức của toàn thể nhân dân Việt Nam, là sự hi sinh xương máu của những người lính, người mẹ, người chị Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, có một đội ngũ hoạt động bí mật, giúp cuộc chiến giành độc lập, tự do của Việt Nam trở nên thuận lợi, nhanh chóng hơn, đó là những người làm tình báo. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời” để tìm hiểu về nhà tình báo xuất sắc nhất của nước ta, người góp phần không nhỏ cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải và văn bản “Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời”.

+ Hình ảnh nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn được khắc họa như thế nào?

+ Những nhà báo nước ngoài đánh giá như thế nào về Phạm Xuân Ẩn?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Thị Ngọc Hải (sinh năm 1944).

- Quê quán: Hà Nội

- Là nhà báo, nhà văn có nhiều kí sự viết về những nhân vật đặc biệt.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tôi chết bắt đầu một thế giới sống (1997), Trần Quốc Hương – người chỉ huy tình báo (2003), Đại tướng Mai Chí Thọ (2005)…

b. Tác phẩm

- Văn bản thuộc thể loại kí sự nhân vật.

- Tác phẩm được viết năm 2008.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hình ảnh nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn 

- Tiểu sử của Phạm Xuân Ẩn:

+ Ông đã trải đời mình cùng lịch sử kháng chiến của Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau. 

+ Tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi, bị trả về vì thiếu súng đạn, vũ khí lúc đó dành cho thành phần cơ bản.

+ Ông hòa vào phong trào học sinh sinh viên Trần Văn Ơn tại Sài Gòn năm 1950.

+ Trở thành lính trong quân đội Pháp, là bí thư cho trưởng phòng lo về chính trị trong quân đội.

+ Sau Hội nghị Giơ-ne-vơ, ông Ẩn do có tiếng Anh và thạo nghề nên trở thành nhân viên dịch thuật tại Bộ Tổng tham mưu, tham dự vào việc thành lập những sư đoàn đầu tiên do Mỹ tuyển chọn và đào tạo.

+ Từ năm 1953, Phạm Xuân Ẩn đã trở thành Đảng viên Cộng sản, được chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyển vào Chiến khu D từ năm 1952.

+ Năm 1957, ông là sinh viên Việt Nam đầu tiên đến học về báo chí ở quận Cam và sống ở Ca-li-phoóc-ni-a trong hai năm.

+ Sau khi học ở Mỹ về, ông Ẩn làm nghề báo chí, từ Việt Tấn xã dưới thời Ngô Đình Diệm cho tới làm phóng viên cho các hãng nước ngoài tại Việt Nam như Roi-tơ, Time…

+ Sau khi Việt Nam thống nhất, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Nghề nghiệp:

+ Nhà báo tâm huyết với nghề.

+ Tình báo viên chuyên nghiệp của Việt Nam, có nhiều đóng góp cho chiến thắng của Việt Nam trước quân đội Mĩ.

- Phẩm chất:

+ Một nhân cách, một tài năng sáng ngời.

+ Thông minh, nhạy bén trong các vấn đề thời cuộc, cả chính trị lẫn quân sự.

+ Dũng cảm, gan dạ.

+ Một lòng yêu nước.

b. Đánh giá về Phạm Xuân Ẩn

- Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ (sếp của Phạm Xuân Ẩn khi ông làm cho tạp chí Time):

+ Đã nghĩ hẳn ra tên một cuốn sách để khuyến khích ông viết lại cuộc đời mình. 

+ Pi-tơ viết: “Nếu không có câu chuyện của anh, một mảng quan trọng của lịch sử sẽ bị thiếu”; “Không ai có một câu chuyện như anh để kể lại: làm việc trong một cơ quan báo chí Mỹ trong khi cung cấp tin tức cho miền Bắc. Không ai có một cuộc đời như anh, tham gia Việt Minh ở một lứa tuổi rất trẻ. Một câu chuyện lí thú biết bao!”.

- Mo-li Xây-phơ (chủ biên Chương trình 60 phút nổi tiếng của đài truyền hình CBS):

+ “Phạm Xuân Ẩn đang đứng nơi cổng sắt đã mở sẵn với một cặp chó Đức kèm sát bên… Anh ta tiến về phía tôi, mở rộng vòng tay choàng ôm hôn, một cung cách ít thấy ở người Việt.”

+ “Ở tòa báo Time anh được coi là người khôn khéo. Ẩn luôn luôn được giao nhiệm vụ thuyết trình cho nhóm phóng viên mới tới. Và cũng chính anh ta là người gỡ mối cho những vấn đề chính trị rối mù của chính giới Việt Nam lúc đó. Anh là người cởi mở, dấn thân và có óc hài hước, luôn được niềm nở tiếp đón trong các giới quân sự và ngoại giao Việt – Mỹ và cũng là một trong số rất ít kí giả Việt được cho phép tham dự các buổi thuyết trình hạn chế của phái bộ Mỹ”.

+ “Tội nghiệp cho Ẩn. Anh đã chọn chỗ đứng giữa vùng đất không người, tùy thuộc vào sự hình thành của lực lượng thứ ba. Chẳng có chỗ đứng nào cho một tâm hồn nhạy cảm như anh ta…”

  • Phạm Xuân Ẩn là một người “Việt Nam thầm lặng”, một nhân vật tiêu biểu, vừa là một người với lý tưởng cách mạng thuần khiết, vừa là một người ngưỡng mộ nhiệt tình đối với nước Mỹ.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Văn bản khắc họa lại chân dung của nhà tình báo xuất sắc Phạm Xuân Ẩn – một con người xuất sắc và vô cùng bí ẩn. Từ đó, thấy được Phạm Xuân Ẩn là một con người tài năng, nhanh nhạy, tín nghĩa và đặc biệt luôn có một tình yêu nước thủy chung và nồng nhiệt.

b. Nghệ thuật

- Ngôn từ giản dị, gần gũi, dễ hiểu.

- Thông tin được triển khai một cách cẩn trọng, chi tiết, chắt lọc nhằm cung cấp dẫn chứng chính cho đề tài.

- Ngòi bút bình dị, giản đơn, gần gũi, giọng điệu nhẹ nhàng, bay bổng, chất chứa năm tháng lịch sử.

-------------

………..Còn tiếp………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 6: Phạm Xuân Ẩn – tên người Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác