Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))

Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

 

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NỖI NIỀM CHINH PHỤ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát.
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm chinh phục (vần, thanh điệu, nhịp, giá trị nội dung…).
  • Luyện tập theo văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ song thất lục bát (nhịp thơ, vần, thanh điệu,… ), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu, hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ.
  • Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm với con người.
  • Trân trọng vẻ đẹp của của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 
  • SGK, SGV Ngữ văn 9;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.
  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Chiếc hộp kì diệu, trả lời nhanh các câu hỏi có liên quan đến thể thơ song thất lục bát.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Chiếc hộp kì diệu, bốc thăm câu hỏi để trả lời những câu hỏi ẩn dấu có liên quan đến đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 10 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Trình bày về đặc điểm về hình thức của thể thơ song thất lục bát (các cặp câu đan xen, số khổ thơ trong một bài, số câu thơ trong mỗi khổ, hiện tượng biến thể).

Câu 2: Thể thơ song thất lục bát gieo vần bằng và vần trắc ở những vị trí nào?

Câu 3: Thanh điệu của thể song thất lục bát có đặc điểm gì?

Câu 4: Thể song thất lục bát có cách ngắt nhịp như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý đáp án câu hỏi khởi động:

Câu 1: 

+ Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). 

+ Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. 

+ hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.

Câu 2: Cách gieo vần bằng, vần trắc: 

Vị trí tiếng12345678
Câu thất 1----B-T 
Câu thất 2--B-T-B 
Câu lục-B-T-B  
Câu bát-B-T-B-B

 

Câu 3: Sử dụng cả vẫn lưng (yêu vận) và vẫn chân (cước vận):

+Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). 

+ Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.

Câu 4: 

+ Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hay 3/4). 

+ Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 18, là tác phẩm thơ chữ Hán xuất sắc trong kho tàng Văn học Cổ điển nước ta. Ngày nay nói đến “Chinh phụ ngâm” là bạn đọc nghĩ ngay đến bản dịch của Đoàn Thị Điểm, chứ ít người có điều kiện để tiếp cận với nguyên bản chữ Hán của tác giả. Và có lẽ sau “Truyện Kiều”, bản dịch này được nhiều người thuộc nhất, trong tất cả các thi phẩm cổ điển nước nhà. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể song thất lục bát thông qua đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ thuộc “tập thơ của thời đại, tập thơ của thế kỉ XVIII” này.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nỗi niềm chinh phụ.

-------------------

………..Còn tiếp………….

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác