Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án mĩ thuật THCS kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

BÀI 3: MỘT SỐ TRÀO CỦA NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
  • Hiểu được đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại.
  • Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.
  • Có ý thức tìm hiểu tinh hoa mĩ thuật thế giới trong cuộc sống và học tập.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm tư liệu tranh, ảnh, tác phẩm về một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc nêu được một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới; Hiểu được đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại.
  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.
  • Phân tích thẩm mĩThảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích đã thực hiện.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu tinh hoa mĩ thuật thế giới trong cuộc sống và học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT  thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tác phẩm nghệ thuật đương đại sưu tầm được, SPMT về chủ đề trào lưu nghệ thuật đương đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT  thuật 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tác phẩm nghệ thuật đương đại sưu tầm được, SPMT về chủ đề trào lưu nghệ thuật đương đại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh, video ngắn về nghệ thuật đương đại và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một vài hiểu biết của em về nghệ thuật đương đại.
  4. Sản phẩm:

- HS xem hình ảnh, video về nghệ thuật đương đại.

- HS nêu một số hiểu biết của bản thân về nghệ thuật đương đại.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh, video về nghệ thuật đương đại:

Tác phẩm: Con người và Thiên nhiên

(Daniel Popper)

Tác phẩm: Lênh đênh trong bóng đêm

(Lê Quang Đỉnh)

Tác phẩm: Sky Mirror

(Anish Kapoor)

Tác phẩm: Phản chiếu song hành

(Cấn Văn Ân)

https://www.youtube.com/watch?v=2e6Q3PvB6WU

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một vài hiểu biết của em về nghệ thuật đương đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, trao đổi theo cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong, nêu hiểu biết của bản thân về nghệ thuật đương đại.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nghệ thuật đương đại:

Nghệ thuật đương đại là tác phẩm nghệ thuật đã, đang và tiếp tục được tạo nên trong suốt cuộc đời chúng ta, không những là cuộc cách mạng nghệ thuật thị giác, mà còn là cuộc cách mạng tư tưởng nghệ thuật.

+ Cống hiến lớn nhất của nghệ thuật đương đại là gợi cho con người xem lại một cách triệt để bản thân nghệ thuật cũng như nền chính trị, kinh tế và văn hóa mà nó tồn tại trong đó. Hơn nữa, nó còn vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật, khuyến khích công chúng xem lại nền văn hóa hiện đại, suy ngẫm về quá khứ và hiện tại của loài người.

+ Với phương pháp tư tưởng mới, từ góc nhìn mới, đặc điểm nổi trội của nền Nghệ thuật đương đại là quan niệm mà nghệ sĩ muốn thể hiện, từ lâu đã vượt lên trên mọi hình thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật đương đại hiện nay không còn bó hẹp trong không gian bảo tàng và các phòng tranh nghệ thuật. Để hiểu rõ hơn về một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới, đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại, cũng như sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

- Hiểu được đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại.

  1. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 1 – 3, thông tin mục Quan sát SGK tr.13, 14 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Trình bày một số trào lưu nghệ thuật đương đại.

- Nhóm 2: Kể tên một số nghệ sĩ thực hành tiêu biểu của nghệ thuật đương đại.

- Nhóm 3: Trình bày về ý nghĩa, thông điệp của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thế cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 1 – 3, thông tin mục Quan sát SGK tr.13, 14 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Trình bày một số trào lưu nghệ thuật đương đại.

+ Nhóm 2: Kể tên một số nghệ sĩ thực hành tiêu biểu của nghệ thuật đương đại.

+ Nhóm 3: Trình bày về ý nghĩa, thông điệp của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Miền ô nhiễm, 2018,

tác phẩm nghệ thuật sắp đặt

(Mai-cơn Pin-xki)

Nghệ sĩ của thực tại, 2010, tác phẩm nghệ thuật trình diễn

(Ma-ri-na A-bra-mô-víc)

Siêu xa lộ điện tử, 1995, tác phẩm nghệ thuật

hình ảnh động (Nam Giun Pác)

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới (Đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV tổng kết kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới là gì?

+ Chủ đề của những tác phẩm nghệ thuật đương đại phản ánh là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, khai thác thông tin trong mục và thông tin sưu tầm, hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động (Kết quả Phiếu học tập đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV mời đại diện 2 HS nêu trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và chủ đề của những tác phẩm nghệ thuật đương đại.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Quan sát

- Trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới:

+ Là xu hướng sáng tạo theo một mục đích và triết lí cụ thể, được một số nghệ sĩ thực hành trong khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX cho đến nay.

+ Trong các tác phẩm của nghệ thuật đương đại, nhiều hình thức thực hành mới được nghệ sĩ sử dụng để phản ánh mối quan tâm về một số vấn đề của cuộc sống đương đại.

·        Nghệ thuật sắp đặt.

·        Nghệ thuật trình diễn.

·        Nghệ thuật hình ảnh động.

- Chủ đề của những tác phẩm nghệ thuật đương đại: phản ánh những vấn đề thời sự của xã hội đương đại theo những cách khác nhau, với mục đích giúp người xem ý thức được về thế giới xung quanh theo quan điểm mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt.

 

TƯ LIỆU VỀ TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cua Mad được tạo ra bằng nhựa thải và chất thải không phân hủy tương tự tại Fort Kochi

Bàn tay ban phước của Stepan Ryabchenko trong Phòng trưng bày Saatchi ở London

Một tác phẩm Body art

 “Fractal Turtle Ship” (1993)

 của Nam Giun Pác

https://www.youtube.com/watch?v=YffwVw4WjcU

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 1: Một số trào lưu nghệ thuật đương đại

- Nghệ thuật sắp đặt:

+ Là một thể loại nghệ thuật của các tác phẩm ba chiều, dành riêng cho địa điểm và được thiết kế để thay đổi nhận thức về một không gian.

+ Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được xây dựng trong không gian triển lãm như bảo tàng và phòng trưng bày, không gian công cộng và riêng tư. Nghệ thuật sắp đặt kết hợp các vật liệu tự nhiên, hàng ngày, thường được chọn vì phẩm chất “gợi”.

- Nghệ thuật trình diễn:

+ Là một màn trình diễn được trình bày cho công chúng do những nghệ sĩ mĩ thuật thực hiện nhằm diễn đạt ý tưởng của nghệ thuật tạo hình.

+ Màn trình diễn có thể có từ một kịch bản hoặc ngẫu nhiên, tự phát hoặc, có hoặc không có sự tham gia của khán giả. Việc thực hiện có thể được trực tiếp hoặc thông qua phương tiện truyền thông; người trình diễn có thể có mặt hoặc vắng mặt.

+ Nghệ thuật trình diễn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trong bất kì loại địa điểm, bối cảnh nào. Những hành động của một cá nhân hay một nhóm người tại một địa điểm riêng biệt và trong một thời gian cụ thể sẽ tạo nên tác phẩm.

- Nghệ thuật hình ảnh động:

+ Là loại hình nghệ thuật sử dụng video làm phương tiện sáng tác, cho phép các nghệ sĩ chỉnh sửa và điều khiển các đoạn phim.

+ Không dựa vào các quy tắc cơ bản của điện ảnh, có thể đầy đủ mọi yếu tố của một bộ phim, cũng có thể không có diễn viên, không có cốt truyện, không chứa lời thoại, không dùng với mục đích giải trí.

Nhóm 2: Một số nghệ sĩ thực hành tiêu biểu của nghệ thuật đương đại

Mickalene Thomas

Brian Donnelly

Nan Goldin

Michael Rakowitz

Doris Salcedo

Yayoi Kusama

Nhóm 3: Ý nghĩa, thông điệp của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại

    Nghệ sĩ Nhật Bản Chiharu Shiota muốn truyền cảm hứng tới mọi người sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhằm giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tác phẩm được thực hiện từ 10.000 chữ cái của mọi người từ khắp nơi trên thế giới và xâu chúng lại với nhau bằng sợi chỉ đỏ.

     Được lắp đặt trong không gian triển lãm

I Hope (Chiharu Shiota)

tại một nhà thờ cũ ở Berlin, những sợi chỉ treo lơ lửng này đã tạo ra một mạng lưới tinh tế của những bức thư, từ đó khám phá mong ước mọi người về tương lai.

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Thể hiện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các bước thực hiện phác thảo và thực hành thể hiện về chủ đề Vấn nạn phá rừng theo trào lưu nghệ thuật trình diễn.

- Lựa chọn một chủ đề, hình thức thể hiện và sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước bước thực hiện phác thảo và thực hành thể hiện về chủ đề Vấn nạn phá rừng theo trào lưu nghệ thuật trình diễn và rút ra lưu ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

  1. Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Gợi ý thực hiện phác thác thảo và thực hành thể hiện về chủ đề Vấn nạn phá rừng theo trào lưu nghệ thuật trình diễn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tác phẩm nghệ thuật Vấn nạn phá rừng.

- GV giới thiệu các bước thực hiện phác thác thảo và thực hành thể hiện về chủ đề Vấn nạn phá rừng theo trào lưu nghệ thuật trình diễn:

Bước 1: Tìm ý tưởng và

phác thảo thể hiện cụ thể

Bước 2: Lựa chọn vật liệu

thể hiện ý tưởng

Bước 3: Tạo hình các phần

thể hiện ý tưởng

Bước 4: Sử dụng cơ thể trình diễn

theo ý tưởng đã phác thảo

Viết phần giới thiệu:

+ Tên sản phẩm mĩ thuật: “Hãy ngừng phá cây”.

+ Vật liệu thực hành: bìa, giấy màu.

+ Thông điệp: Rừng cây như những đứa con của mẹ thiên nhiên. Những cây xanh cũng có sự sống nên hãy dừng ngay việc tàn phá rừng để bảo vệ mẹ thiên nhiên, cũng như bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Nêu một số lưu ý khi thực hiện một dạng thức của trào lưu nghệ thuật đương đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số lưu ý khi thực hiện một dạng thức của trào lưu nghệ thuật đương đại.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi thực hành một dạng thức của trào lưu nghệ thuật đương đại, cần xác định được chủ đề và thông điệp trước khi làm ý tưởng, vật liệu và hình thức thể hiện. Điều này quan trọng vì định hướng chủ đề giúp lựa chọn được vật liệu tương ứng, góp phần truyền tải được thông điệp một cách phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một chủ đề và hình thức thể hiện theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiêm vụ cụ thể cho các nhóm: Lựa chọn một chủ đề và hình thức thể hiện theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

- GV hướng dẫn HS tham khảo một số sản phẩm mĩ thuật theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích của HS thực hiện:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, vận dụng kiến thức đã học và thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS các nhóm hoàn thành sản phẩm mĩ thuật theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khuyến khích, khen ngợi các nhóm đã hoàn thành sản phẩm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Thảo luận

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn và yêu cầu HS thảo luận về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện theo câu hỏi gợi ý.
  3. Sản phẩm: HS trao đổi, chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm mĩ thuật theo một trào lưu nghệ thuật đương đại yêu thích (trên bảng lớp hoặc theo bàn học HS ngồi).

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện theo câu hỏi gợi ý sau:

+ Chủ đề và ý tưởng sáng tạo sản phẩm mĩ thuật của bạn là gì?

+ Bạn đã thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo trào lưu nghệ thuật đương đại nào?

+ Theo bạn, sản phẩm mĩ thuật đã thể hiện được đặc điểm sáng tạo của nghệ thuật đương đại chưa? Vì sao?

.....

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 9, giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án lớp 9 kết nối tri thức, giáo án môn mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử toán 9 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Đại số 9 kết nối tri thức

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hóa học 9 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học 9 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Chế biến thực phẩm) 9 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 9 kết nối tri thức

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 kết nối tri thức

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 9 cánh diều