Soạn giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức bài 7: Cảm hứng trong sáng tác hội họa
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bài 7: Cảm hứng trong sáng tác hội họa sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
BÀI 7: CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC HỘI HỌA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được dạng cảm hứng sáng tạo trực tiếp và cảm hứng sáng tạo chủ quan trong sáng tác hội họa.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm tư liệu tranh, ảnh, tác phẩm về giá đỡ thiết bị công nghệ; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc hình thành ý tưởng trong thiết kế sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ và vận dụng vào thực tế.
Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật lấy cảm hứng từ thực tiễn cuộc sống.
Năng lực riêng:
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hiểu được cách tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SMPT 2D.
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng được cách tạo cảm hứng để thực hành, sáng tạo SPMT từ thực tiễn cuộc sống.
Phân tích thẩm mĩ: Thảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật mĩ thuật lấy cảm hứng từ thực tiễn cuộc sống.
3. Phẩm chất
Rèn luyện, nuôi dưỡng cảm xúc nghệ thuật trước vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Một số hình ảnh, video clip giới thiệu TPMT được sáng tạo qua một số cách tìm cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống để trình chiếu.
Hình ảnh TPMT khai thác hình ảnh trong thực tiễn đời sống để làm minh họa.
Một số SPMT thể hiện vẻ đẹp trong thực tiễn đời sống với chất liệu khác nhau để phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Mĩ thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cảm hứng của nghệ sĩ trong video.
c. Sản phẩm:
- HS xem video về cảm hứng trong sáng tạo hội họa.
- HS nêu cảm nhận của em về cảm hứng của nghệ sĩ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video về tinh hoa truyền thống trở thành cảm hứng sáng tạo cho họa sĩ trẻ Xuân Lam:
https://www.youtube.com/watch?v=YX26DMLMNwU
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cảm hứng của nghệ sĩ trong video.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cảm nhận:
+ Với mong muốn tranh dân gian không chỉ là di sản cần được bảo tồn mà có thể hòa nhập được với đời sống đương đại, họa sĩ trẻ đã làm mới lại kho tàng tranh dân gian Việt Nam một cách rất sáng tạo với những ứng dụng kỹ thuật đồ họa hiện đại.
+ Các tác phẩm tranh dân gian thay vì được thực hiện bằng kĩ thuật in ván gỗ đã được Xuân Lam thể hiện lại bằng việc kết hợp nét vẽ tay thô ráp của chì trên giấy với kĩ thuật chuyển màu mềm mại và rực rỡ, đặc trưng của đồ họa hiện đại.
=> Điều làm nên nét đặc trưng cho các tác phẩm “Vẽ lại tranh dân gian” của Xuân Lam chính là vẻ quen thuộc của các bức tranh dân gian thời nào không bị mất đi, mà chúng trở nên sống động và tươi mới, gần gũi với đời sống đương đại hơn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cảm hứng trong sáng tạo hội họa là nguồn lực tinh thần, ý tưởng, và khích lệ mà một họa sĩ sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Đây là nguồn động viên, sức mạnh tạo ra năng lượng sáng tạo để thúc đẩy quá trình tạo ra các tác phẩm hội họa. Cảm hứng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có thể biến đổi theo thời gian và tâm trạng của họa sĩ. Để tìm hiểu rõ hơn về cảm hứng trong sáng tạo hội họa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Cảm hứng trong sáng tạo hội họa.
------ Còn tiếp ------
Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án bài 7: Cảm hứng trong sáng tác hội Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án Mĩ thuật 9 KNTT bài 7: Cảm hứng trong sáng tác hội
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án