Bộ trắc nghiệm mĩ thuật 9 kết nối tri thức có đáp án

Tải trọn bộ trắc nghiệm mĩ thuật 9 kết nối tri thức có đáp án. Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi, bài tập có đáp án sẽ cụ thể giúp học sinh ôn tập kiến thức môn học, đạt kết quả cao trong mỗi kì thi, kì kiểm tra. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực giúp các em và thầy cô rèn luyện năng lực theo hướng phát triển. Kéo xuống để tham khảo

CHỦ ĐỀ 1: CUỌC SỐNG MUÔN MÀU

BÀI 1: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG TRONG TÁC PHẨM MĨ THUẬT

(12 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Trong sáng tạo mĩ thuật, mục đích của việc quan sát, phân tích những hình ảnh từ cuộc sống là:

A. Giúp chúng ta tạo cảm hứng, ý tưởng trong thực hành, sáng tạo.

B. Kết nối họa sĩ với thiên nhiên, cuộc sống con người. 

C. Giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống, những hoạt động thân thuộc hằng ngày. 

D. Nêu bật được chủ đề của tác phẩm mĩ thuật.

Câu 2: Việc lựa chọn và cắt cảnh (bố cục) trong hội họa là:

A. Sự sắp đặt các yếu tố tạo hình nhằm nêu bật được hình ảnh chính trong bực tranh. 

B. Sự sắp xếp các mảng chính – phụ hợp lí, cân đối. 

C. Sự thể hiện hòa sắc, chất liệu trong tác phẩm mĩ thuật. 

D. Sự kết hợp các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình, đậm nhạt, màu sắc, không gian,…trong khuôn khổ nhất định của một bức tranh. 

Câu 3: Các yếu tố tạo hình được sắp xếp nhằm mục đích gì?

A. Phản ánh vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật. 
B. Tạo nên mảng chính, mảng phụ hợp lí, cân đối và đẹp mắt để nội nêu bật nội dung chủ đề của bức tranh. 

C. Nêu bật được chất liệu sử dụng trong tác phẩm mĩ thuật.

D. Tạo nên sự cân đối trong khuôn khổ nhất định của một bức tranh. 

Câu 4: Bước đầu tiên khi thực hiện tác phẩm mĩ thuật về chủ đề vẻ đẹp của cuộc sống là:

A. Dựng bố cục tranh.

B. Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

C. Lưa chọn bố cục khuôn hình (cắt ảnh).

D. Điều chỉnh hình theo ý tưởng thể hiện và lựa chọn hòa sắc. 

Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về bước nào trong thực hiện tác phẩm mĩ thuật về chủ đề vẻ đẹp cuộc sống?

A. Điều chỉnh hình theo ý tưởng thể hiện và lựa chọn hòa sắc. 

B. Dựng bố cục tranh.

C. Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

D. Lưa chọn bố cục khuôn hình (cắt ảnh).

 

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật?

A. Việc quan sát, phân tích những hình ảnh từ cuộc sống giúp chúng ta tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

B. Việc lựa chọn bố cục và cắt cảnh là sự kết hợp các yếu tố tạo hình như: đường, nét, hình, đậm nhạt,….

C. Các yếu tố tạo hình trong sản phẩm mĩ thuật được sắp xếp tạo nên mảng chính, mảng phụ hợp lí, cân đối và đẹp mắt. 

D. Vẻ đẹp cuộc sống được mô phỏng trong sản phẩm mĩ thuật phải tuyệt đối giống với nguyên mẫu. 

Câu 2: Đâu không phải là một trong các bước thực hiện tác phẩm mĩ thuật về chủ đề vẻ đẹp của cuộc sống?

A. Điều chỉnh hình theo ý tưởng thể hiện và lựa chọn hòa sắc. 

B. Dựng bố cục tranh.

C. Lưa chọn bố cục khuôn hình (cắt ảnh).

D. Ghép các thành phần và hoàn thiện sản phẩm. 

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm mĩ thuật dưới đây được vẽ bằng chất liệu gì?

A. Tranh sơn mài.

B. Tranh sơn dầu.

C. Tranh lụa.

D. Tranh thủ mặc. 

Cù Lao Chàm (Nguyễn Văn Đa)

Câu 2: Tác phẩm mĩ thuật dưới đây được vẽ bằng chất liệu gì?

A. Tranh khắc đồng.

B. Tranh lụa.

C. Tranh khảm màu.

D. Tranh sơn mài.

Chống hạn (Phùng Phẩm)

Câu 3: Hình ảnh nào dưới đây làn phẩm mĩ thuật thể hiện vẻ đẹp cuộc sống?

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Quan sát tác phẩm mĩ thuật dưới đây và cho biết, nội dung nào không đúng về tác phẩm?

A. Tác phẩm phản ánh sự kế thừa phong cách tạo hình phương Tây hòa quyện tinh thần phương Đông. 

B. Ba nhân vật trong tác phẩm được bố cục dạng tam giác trong khung hình dọc, lối bố cục cổ điển của nghệ thuật hội họa phương Tây. 

C. Thể hiện đậm nét hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX.

D. Tác phẩm thể hiện sự tìm tòi của tác giả, góp phần vào việc phát triển chất liệu sơn mài từ mỹ nghệ truyền thống trở thành chất liệu hội họa, đáp ứng yêu cầu tạo hình của hội họa hiện đại.

Hai thiếu nữ và em bé

vẽ năm 1944, của họa sỹ Tô Ngọc Vân

Câu 2: Tác phẩm “Em Thúy” là sáng tác của họa sĩ nào?

A. Trần Văn Cẩn.

B. Tô Ngọc Vân.

C. Mai Văn Hiến.

D. Nguyễn Phan Chánh.

Em Thúy

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. A

2. D

3. B

4. C

5. A

2. THÔNG HIỂU

1. D

2. D

3. VẬN DỤNG

1. B

2. D

3. A

4. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. A

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm mĩ thuật 9 kết nối tri thức có đáp án, câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 9 kết nối tri thức có đáp án, đề trắc nghiệm mĩ thuật 9 kết nối tri thức có đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác