Soạn giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức Bài 4: Thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 Bài 4: Thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THIẾT KẾ GIÁ ĐỠ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính bảng,...).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm tư liệu tranh, ảnh, tác phẩm về giá đỡ thiết bị công nghệ; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc hình thành ý tưởng trong thiết kế sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ và vận dụng vào thực tế.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện về thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hình thành ý tưởng trong thiết kế sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ.
  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng được kiến thức thiết kế, tạo dáng sản phẩm trong thực hành, sáng tạo giá đỡ thiết bị công nghệ.
  • Phân tích thẩm mĩ: Thảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật về thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ đã thực hiện.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích và có ý thức tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế để vận dụng vào cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Một số hình ảnh kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ; video thể hiện quá trình thiết kế, trang trí sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ.
  • Hình ảnh sản phẩm thiết bị giá đỡ thiết bị công nghệ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh, video về giá đỡ thiết bị công nghệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về vai trò của giá đỡ thiết bị công nghệ.
  4. Sản phẩm:

- HS xem hình ảnh, video về giá đỡ thiết bị công nghệ.

- HS nêu một số hiểu biết của bản thân về vai trò giá đỡ thiết bị công nghệ. 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh, video về giá đỡ thiết bị công nghệ:

Giá đỡ hai tầng

Giá đỡ điện thoại để bàn

Giá đỡ trong nhà tắm

Giá đỡ treo

https://youtu.be/qXQl0i1Mj68?si=Xkj3bndYU2hkWCTN (0:00 – 0:50)

https://youtu.be/6o848F1ZTic?si=iv-4omfwSJeqxZsQ

https://youtu.be/ghFvHoY_a0U?si=N8bXnxXbO4jzGw-5

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về vai trò của giá đỡ thiết bị công nghệ. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, trao đổi theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong, nêu hiểu biết của bản thân về vai trò của của giá đỡ thiết bị công nghệ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của của giá đỡ thiết bị công nghệ:

+ Giúp giữ thiết bị ở vị trí cố định hoặc thuận tiện, giảm thiểu sự phiền toái khi sử dụng, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi sự tập trung như làm việc hoặc xem video.

+ Giúp giảm căng thẳng cơ bắp, đặc biệt là khi sử dụng thiết bị trong thời gian dài.

+ Cung cấp một nền tảng ổn định để đặt thiết bị, giảm nguy cơ rơi rớt hoặc bị va chạm, bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc.

+ Tối ưu hóa không gian bàn làm việc hoặc không gian sống bằng cách giữ thiết bị ở vị trí phù hợp

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giá đỡ thiết bị công nghệ là một thiết bị dùng để đặt và giữ các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,... ở vị trí cố định hoặc thuận tiện cho người sử dụng. Công dụng chính của giá đỡ là giúp người dùng sử dụng thiết bị công nghệ một cách thuận tiện, thoải mái và an toàn hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về chất liệu cũng như kiểu dáng giá đỡ thiết của giá đỡ thiết bị công nghệ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến một số kiểu dáng của giá đỡ thiết bị công nghệ.

- Tìm hiểu một số bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

  1. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát SGK tr.17, 18 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kiểu dáng và bản vẽ thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ in nghiêng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát SGK tr.17 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ có đặc điểm gì?

+ Nhóm 2: Giá đỡ thiết bị công nghệ được làm từ vật liệu gì?

+ Nhóm 3: Em thích kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ nào? Vì sao?

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về giá đỡ thiết bị công nghệ (Đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV tổng kết kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi về Một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, khai thác thông tin trong mục và thông tin sưu tầm và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động:

+ Nhóm 1: Đặc điểm trong thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ: thuận tiện, chắc chắn khi sử dụng thông qua kiểu dáng cũng như sự hấp dẫn thể hiện ở ý tưởng, màu sắc,...

+ Nhóm 2: Giá đỡ thiết bị công nghệ được làm từ vật liệu: nhôm, nhựa, gỗ,...

+ Nhóm 3:  HS nêu lí lẽ thuyết phục để xây dựng, bảo vệ quan điểm.

Ví dụ: Thích kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ đơn giản và hiện đại. Vì mang lại cảm giác tinh tế và dễ dàng sử dụng trong nhiều không gian.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Quan sát

1. Tìm hiểu một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ

- Kiểu dáng làm từ mắt xích và ốc vít.

- Kiểu dáng làm từ nhựa.

- Kiểu dáng làm từ gỗ.

TƯ LIỆU VỀ GIÁ ĐỠ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

   
   
   

https://youtu.be/h3C-7_lDFEA?si=Hb654IJ4V0XA5SXf

https://youtu.be/LKM8FmdRCI8?si=Y_j25uJFOGJucFcs

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát SGK tr.18 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Quan sát và nhận biết cấu tạo, đặc điểm của sản phẩm thiết kế.

+ Nhóm 2: Em có ý tưởng thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ như thế nào?

+ Nhóm 3: Em sẽ sử dụng chất liệu gì để thực hiện giá đỡ thiết bị công nghệ của mình?

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về giá đỡ thiết bị công nghệ (Đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV tổng kết kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi về Một số bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, khai thác thông tin trong mục và thông tin sưu tầm và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động (Kết quả Phiếu học tập đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu một bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ

- Trong thiết kế sản phẩm cần lưu ý đến ba yếu tố cơ bản:

+ Ý tưởng.

+ Kiểu dáng.

+ Màu sắc.

- Thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ cần chú ý đến cấu trúc của giá và kích thước của thiết bị để chắc chắn cũng như thuận tiện khi sử dụng.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 1: Cấu tạo, đặc điểm của sản phẩm thiết kế

- Khung chính: phần chính của giá đỡ, có các khe hở, lỗ hoặc các cấu trúc đặc biệt để giữ chặt thiết bị và tạo độ ổn định.

- Bề mặt đặt thiết bị: phần của giá đỡ được thiết kế để đặt thiết bị công nghệ lên. Bề mặt này thường được bọc hoặc phủ một lớp cao su hoặc silicone mềm để giữ chặt thiết bị và tránh trầy xước.

- Các cơ cấu điều chỉnh: cho phép người dùng điều chỉnh vị trí và góc độ của thiết bị. Các cơ cấu này thường bao gồm các khớp nối hoặc các bộ phận có thể điều chỉnh linh hoạt.

- Chân đế hoặc chân chống: giữ cho giá đỡ ổn định. Chân đế có thể được làm từ cao su chống trượt hoặc kim loại để tăng độ ổn định.

- Thiết kế gọn nhẹ và di động: dễ dàng mang theo giá đỡ khi di chuyển hoặc sử dụng ở nhiều nơi khác nhau.

- Thiết kế tương thích: tạo ra để tương thích với nhiều loại thiết bị công nghệ khác nhau.

Nhóm 2: Ý tưởng thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ

- Sử dụng cho nhiều loại thiết bị khác nhau.

- Thiết kế giá đỡ nhẹ, gọn nhẹ và dễ dàng cất giữ hoặc mang theo khi cần thiết.

- Có thể điều chỉnh vị trí và góc độ linh hoạt.

Nhóm 3: Để thực hiện giá đỡ thiết bị công nghệ của mình sẽ sử dụng chất liệu

- Chất liệu chất lượng cao và có khả năng chịu lực tốt.

Bản vẽ giá đỡ điện thoại, máy tính để bàn

Bản vẽ giá đỡ điện thoại gắn trên ô tô

Bản vẽ giá đỡ tivi xoay

Bản vẽ giá đỡ tivi di động

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Thể hiện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách thiết kế, thể hiện SPMT giá đỡ điện thoại từ vật liệu sẵn có.

- Thiết kế được SPMT giá đỡ thiết bị công nghệ từ vật liệu sẵn có.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát cách thiết kế một sản phẩm giá đỡ điện thoại từ vật liệu sẵn có.

- GV hướng dẫn HS thiết kế một sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ từ vật liệu sẵn có.

  1. Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật về giá đỡ điện thoại từ vật liệu sẵn có.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án Bài 4: Thiết kế giá đỡ thiết bị Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án Mĩ thuật 9 KNTT Bài 4: Thiết kế giá đỡ thiết bị

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án