Soạn giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức bài 1: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bài 1: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/… 

 

CHỦ ĐỀ 1: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

BÀI 1: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG TRONG TÁC PHẨM MĨ THUẬT

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật với các hình thức thể hiện khác nhau.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm tư liệu tranh, ảnh, tác phẩm về vẻ đẹp từ cuộc sống; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc nêu được vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật với các hình thức thể hiện khác nhau và lựa chọn bố cục trong thực hành, sáng tạo.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện về vẻ đẹp cuộc sống yêu thích.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Lựa chọn được bố cục thể hiện vẻ đẹp cuộc sống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Mô phỏng được hình ảnh có tỉ lệ phù hợp với “nguyên mẫu”.
  • Phân tích thẩm mĩ: Thảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm mĩ thuật về vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật đã thực hiện.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được vẻ đẹp trong cuộc sống, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Hình ảnh, video giới thiệu về vẻ đẹp trong cuộc sống.
  • Hình ảnh TPMT thể hiện vẻ đẹp trong cuộc sống làm minh họa.
  • Một số SPMT thể hiện vẻ đẹp trong cuộc sống với chất liệu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh về vẻ đẹp trong cuộc sống và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về nội dung của các bức tranh.
  4. Sản phẩm:

- HS xem hình ảnh về vẻ đẹp cuộc sống.

- HS nêu một số hiểu biết của bản thân về nội dung bức tranh.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem một số hình ảnh về vẻ đẹp cuộc sống:

 

Mẹ tôi –

Xvét-ta Ba-la-nô-va

Cùng giã gạo –

Xa-rau-giu Thê Prông Krao

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về nội dung của các bức tranh.

- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?

+ Nhận xét cách phối màu và sắp xếp bố cục của bức tranh (nếu có)?

+ Nội dung bức tranh thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, trao đổi theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong, nêu hiểu biết của bản thân về nội dung bức tranh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bức tranh:

+ Bức tranh “Mẹ tôi” - Xvét-ta Ba-la-nô-va:

  • Bức tranh được vẽ bằng màu bột, diễn tả tình cảm đầm ấm, thắm thiết của mẹ và con.
  • Tranh có màu sắc ấm áp, bố cục đơn giản thể hiện rõ nội dung.
  • Hình ảnh nổi bật nhất là người mẹ trìu mến ôm em bé vào lòng. Mẹ mặc chiếc váy dài màu đậm có những chấm vàng lung linh ngồi trên chiếc ghế đỏ, mặt tươi tắn, hồng hào. Em bé được ủ trong chiếc khăn màu xanh nhạt. Không gian căn phòng với rèm hoa, bàn, quả bóng... thể hiện tâm trạng hạnh phúc của các nhân vật trong khung cảnh ấm cúng chứa đầy tình yêu thương.

+ Bức tranh Cùng giã gạo – Xa-rau-giu Thê Prông Krao:

  • Bức tranh vẽ bằng màu nước về cảnh giã gạo ở nông thôn của nước Thái Lan.
  • Tranh vẽ bốn người đang giã gạo với các dáng vẻ khác nhau tạo nên cảm nhận về cảnh giã gạo khẩn trương, liên tục, dồn dập. Bên kia dòng sông trong xanh là những ngôi nhà và hàng cây. Xa xa có các em nhỏ đang vui đùa. Màu sắc ấm nóng góp phần tạo nên vẻ đẹp của một vùng quê trù phú, yên bình với những con người thân thiện, yêu cuộc sống.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật thường được thể hiện qua nhiều phong cách và ý tưởng khác nhau, phản ánh cái đẹp đa dạng và đa chiều của cuộc sống. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm hình ảnh được khai thác trong các tác phẩm mĩ thuật cũng như bố cục, màu sắc và cách thể hiện, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được hình ảnh vẻ đẹp cuộc sống được khai thác trong TPMT.

- Hiểu về bố cục, hòa sắc được sắp xếp theo ý đồ của họa sĩ.

  1. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát SGK tr.6, 7 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Hình ảnh từ cuộc sống được khai thác trong các tác phẩm mĩ thuật có đặc điểm gì?

- Nhóm 2: Bố cục, hòa sắc và cách thể hiện trong các tác phẩm được thể hiện như thế nào?

- Nhóm 3: Em có cảm nhận gì khi thưởng thức các tác phẩm mĩ thuật? Vì sao?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm hình ảnh được khai thác từ cuộc sống trong các tác phẩm mĩ thuật và bố cục, hòa sắc và cách thể hiện trong các tác phẩm.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác hình ảnh, thông tin mục Quan sát SGK tr.6, 7 kết hợp tìm hiểu thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Hình ảnh từ cuộc sống được khai thác trong các tác phẩm mĩ thuật có đặc điểm gì?

+ Nhóm 2: Bố cục, hòa sắc và cách thể hiện trong các tác phẩm được thể hiện như thế nào?

+ Nhóm 3: Em có cảm nhận gì khi thưởng thức các tác phẩm mĩ thuật? Vì sao?

Mèo (Cat), 1989,

tranh khắc gỗ -

R.B Bhát-ca-ran

Nhổ mạ, tranh khắc gỗ -

Lê Mai Khanh

Cù lao chàm, 1960,

tranh sơn dầu –

Nguyễn Văn Đa

Chống hạn, 1990,

tranh sơn mài –

Phùng Phẩm

Bát nước giải lao, 1967, tranh lụa –

Nguyễn Văn Chánh

Cây trái quê hương, 1990, tranh lục –

Lê Thị Kim Bạch

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về tác phẩm mĩ thuật khai thác vẻ đẹp cuộc sống (Đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV tổng kết kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi về Một số tác phẩm mĩ thật khai thác vẻ đẹp cuộc sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, khai thác thông tin trong mục và thông tin sưu tầm và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động:

+ Nhóm 1: Có nhiều cách lựa chọn phương thức thể hiện và khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống trong sáng tạo mĩ thuật.

+ Nhóm 2: Mỗi cách xây dựng bố cục, lựa chọn hoà sắc đều thể hiện những phong cách sáng tạo riêng của mỗi họa sĩ.

+ Nhóm 3: HS nêu lí lẽ thuyết phục để xây dựng, bảo vệ quan điểm.

Ví dụ: Việc lựa chọn hình thức thể hiện theo ý đồ tạo hình và khả năng thực hiện của bản thân phù hợp. Mỗi hình thức thể hiện đều có ngôn ngữ riêng và tạo sự hấp dẫn về mặt thị giác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm hình ảnh được khai thác từ cuộc sống trong các tác phẩm mĩ thuật và bố cục, hòa sắc và cách thể hiện trong các tác phẩm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Quan sát

- Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và những hoạt động thân thuộc hằng ngày mang đến những ý tưởng trong sáng tạo TPMT của họa sĩ.

- Việc quan sát, phân tích những hình ảnh từ cuộc sống giúp chúng ta tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo.

TƯ LIỆU VỀ TÁC PHẨM MĨ THUẬT KHAI THÁC VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

Tác phẩm của họa sĩ Chu Viết Cường

Phố xuân – Công Quốc Hà

Tác phẩm của họa sĩ Dương Tuấn

Chợ làng – Trần Phi Trường

Cô gái và sen – Bùi Trọng Dư

Mùa xuân Tây Bắc – Mai Xuân Oanh

https://youtu.be/wf6N-m06yZU?si=RC95_L3tW4_asmYn

https://youtu.be/e-AMx4bsJfg?si=civMIfjb7a0sNfIA

  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Thể hiện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện kĩ năng khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo SPMT 2D, 3D.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước khai thác vẻ đẹp cuộc sống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật và rút ra lưu ý.

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm mĩ thuật về vẻ đẹp từ cuộc sống yêu thích.

  1. Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật về vẻ đẹp từ cuộc sống yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án Mĩ thuật 9 KNTT bài 1: Vẻ đẹp cuộc sống trong tác

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án