Soạn giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức bài 14: Thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bài 14: Thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: THIẾT KẾ SẢN PHẨM ĐỒ GIA DỤNG TỪ VẬT LIỆU ĐÃ QUA SỬ DỤNG 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được lĩnh vực thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm tư liệu tranh, ảnh, tác phẩm về đồ gia dụng; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc hình thành ý tưởng trong sáng tạo đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng và vận dụng vào thực tế.

  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật lấy cảm hứng từ thực tiễn cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Hiểu cách thiết kế đồ gia dụng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa tính công năng và thẩm mĩ.

  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng kiến thức, kĩ năng tạo hình để thiết kế và trang trí một sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng phù hợp với công năng sử dụng.

  • Phân tích thẩm mĩ: Thảo luận theo nhóm về các nội dung liên quan đến sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

3. Phẩm chất

  • Nhận định, phân tích được sự hài hòa giữa sản phẩm, tác phẩm và môi trường xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

  • Một số hình ảnh, video clip về thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

  • Một số bản thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

  • Một số SPMT đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

  • Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc tư liệu kết hợp quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa và vai trò của thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS đọc tư liệu kết hợp quan sát hình ảnh:

TƯ LIỆU:

“Tái sinh” gỗ lụt thành sản phẩm mỹ nghệ

Lê Ngọc Thuận (sinh năm 1980) là người sinh ra và lớn lên ở Hội An, có nhiều năm gắn bó với ngành du lịch và am hiểu về các loại vật liệu tự nhiên ở địa phương. Sản phẩm mang tính “đánh dấu” hành trình của anh đối với vật liệu tái chế là một bức tranh được ghép từ gỗ lụt (gỗ do nước cuốn trôi ra bờ sông, cửa biển sau mỗi cơn bão, lũ lụt).

Nhận thấy cơ hội mới từ đây, anh Thuận sáng lập thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ Coco Casa, mở xưởng, liên hệ họa sĩ thiết kế và thuê thêm thợ lành nghề từ làng mộc nổi tiếng Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP Hội An).

Hiện nay, Coco Casa Collection có hai dòng sản phẩm chính là Mộc mỹ thuật (hướng tới các nhà hàng, khách sạn, villa, quán cafe, không gian văn hóa công cộng…) và Mộc trang trí, lưu niệm (là những món đồ nhỏ xinh, dễ mang đi biếu, tặng).

Sản phẩm của Coco Casa rất đa dạng, từ những món đồ nội, ngoại thất như tranh tường, mành (rèm), chụp đèn, chậu hoa, tượng gỗ, khay, thớt, chén (bát) đĩa bàn ăn, khung gương, gạt tàn, hộp đựng mỹ phẩm… cho đến đồ chơi trẻ em, đồ lưu niệm, trang trí. Những sản phẩm không chỉ đẹp mà còn mang nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, như hình ảnh con trâu, con voi, hoa sen, bông lúa, chuồn chuồn, nhà cổ Hội An.

Sản phẩm thủ công Coco Casa sử dụng hoàn toàn vật liệu tại địa phương

Anh Lê Ngọc Thuận và tác phẩm tranh ghép gỗ lụt đầu tiên của Coco Casa

Những sản phẩm rực rỡ, sinh động được làm từ gỗ thải

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Ý nghĩa của thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng:

  • Giúp giảm lượng rác thải đổ vào các bãi chôn lấp và giảm ô nhiễm môi trường.

  • Giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu khai thác và sản xuất mới.

  • Giảm lượng khí thải carbon vào môi trường.

  • Giúp tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

+ Vai trò của thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng:

  • Tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động.

  • Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, nơi mà các sản phẩm được sử dụng hiệu quả và tái sử dụng nhiều lần.

  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng là một xu hướng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó không chỉ mang lại những lợi ích về môi trường mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế, nâng cao giá trị xã hội và văn hóa, đồng thời tạo ra những sản phẩm thẩm mĩ và độc đáo. Để tìm hiểu rõ hơn về cách thiết kế, trang trí đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng. 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án bài 14: Thiết kế sản phẩm đồ gia Mĩ thuật 9 kết nối tri thức, giáo án Mĩ thuật 9 KNTT bài 14: Thiết kế sản phẩm đồ gia

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án