Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án lịch sử THCS kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…


Ngày dạy:…/…/…


BÀI 6: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  2. Kiến thức


Sau bài học này, HS sẽ:



  • Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.

  • Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.



  1. Năng lực


Năng lực chung:



  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.


Năng lực riêng:



  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng Hình 6.1 – 6.4, mục Em có biết, tư liệu trong bài học để tìm hiểu về những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930; quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930; nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin qua internet để giới thiệu những sự kiện chính trong hành chính tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.



  1. Phẩm chất



  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam.



  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  2. Đối với giáo viên



  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).

  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).



  1. Đối với học sinh



  • SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, đọc đoạn thơ trong bài Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên) và trả lời câu hỏi:


+ Những câu thơ gợi cho em nhớ tới sự kiện gì?


+ Em có cảm nhận gì sau khi đọc những câu thơ này?



  1. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận sau khi đọc những câu thơ trong bài Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên).


d.Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và đọc 4 câu thơ trong bài thơ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên):


Tranh cổ động kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước


của họa sỹ Bùi Đại Hào (Hà Nội)


“…Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc


Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin


Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc


“Cơm là đây! Hạnh phúc đây rồi”.


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi đọc những câu thơ này?


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV đọc bài và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi đọc những câu thơ trong bài Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên).


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sự kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước - thầy giáo Nguyễn Tất Thành bước chân xuống con tàu Amiral Latouche Tréville trên bến Nhà Rồng. Chế Lan Viên đã viết bài thơ “Người đi tìm hình của nước” bằng sự đúc kết hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước nơi đất khách quê người đầy gian nan, thử thách cho đến khi bắt gặp “... mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông” và khi: “Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc”... Để rồi Người mang ánh sáng Lê-nin về đất Việt, trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), lấy lại “hình của Nước” - tên gọi Việt Nam thiêng liêng trên bản đồ thế giới.


- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930 diễn ra như thế nào? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản.



  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến 1930.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 3 nhóm, khai thác Hình 6.1 – 6.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.26, 27 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.


- Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp.


- Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô.


- Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc.



  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong trong những năm 1918 – 1930.

  2. Tổ chức thực hiện:

















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV dẫn dắt: Sau một thời sống và làm việc tại nhiều quốc gia, khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành quaty lại hoạt động ở Pa-ri (Pháp).


- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 6.1, thông tin mục 1 SGK tr.26, 27 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.


+ Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp.


+ Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô.


+ Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc.


- GV cung cấp thêm cho các nhóm một số tư liệu, hình ảnh, video về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1920 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).


- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.27 và cung cấp thêm thông tin, hình ảnh để HS tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc với việc đào tạo cán bộ của Đảng.


Trong thời gian từ năm1924 đến năm 1929:


+ Nguyễn Ái Quốc đã gửi 27 thanh niên Việt Nam sang đào tạo ở Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), gồm có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Phạm Văn Đồng…


+ Nguyễn Ái Quốc tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Lớp đầu tiên mở vào khoảng cuối năm 1925 - đầu năm 1926 với 10 học viên.


+ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện 75 học viên. Tổng số học viên cho đến tháng 4/1927 là 10 lớp với khoảng 250 - 300 học viên. Học viên học xong đã trở việt Nam, về Xiêm hoạt động cách mạng, hoặc được gửi đi học tiếp ở Đại học Phương Đông.


- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Em hiểu gì về câu nói này?


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi mở rộng.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tìm hiểu (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện lần lượt 3 nhóm trình bày những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930 theo Phiếu học tập số 1.


- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:


Ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”: cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành, bại của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt của Đảng.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.


- GV kết luận:


+ Từ năm 1919 – 1927, Nguyễn Ái Quốc có thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.


+ Từ giữa năm 1927 đến cuối 1929, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục có thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,… trước khi quay trở lại Trung Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.


- GV chuyển sang nội dung mới.



1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930


- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp:


+ Đầu năm 1919: gia nhập Đảng xã hội Pháp.


+ Tháng 6/1919: gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (kí tên Nguyễn Ái Quốc) tại Hội nghị Véc-xai.


+ Tháng 7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.


+ Tháng 12/1920:


·        Tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản.


·        Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đi theo con đường cách mạng vô sản.


+ Năm 1921: lập Hội Liên hiệp thuộc địa.


+ Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bít) báo Người cùng khổ.


- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô:


+ Tháng 10/1923: được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.


+ Tháng 6/1924: trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.


+ Từ năm 1923 – 1924: viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật.


- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc:


+ Từ năm 1925 – 1927:


·        Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên.


·        Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo một số thanh niên trở thành cán bộ cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu.


+ Tháng 7/1925: tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.


+ Đầu năm 1927: tác phẩm Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản. 



TƯ LIỆU 1:


















Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12/1920



Các nhà ngoại giao trong Cung điện Véc-xai tại Hội nghị Hòa bình kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1919



Tờ Le Paria (Người cùng khổ)


do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút



Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920



Báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, số ra đầu tiên ngày 21/6/1925



Tác phẩm Đường Kách mệnh Nguyễn Ái Quốc được giảng ở các lớp huấn luyện


 tại Quảng Châu



https://www.youtube.com/watch?v=tWQd02Caa0o (2p26s đến hết).



Hoạt động 2. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:


- Nêu được quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.


- Nêu được quá trình, ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.



  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, khai thác Hình 6.3 – 6.4, mục Em có biết và thông tin mục 2 SGK tr.28, 29 và trả lời câu hỏi:


- Nêu quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.


- Nêu quá trình, ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.



  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình thành lập, ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam; quá trình, ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

  2. Tổ chức thực hiện:





















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV dẫn dắt, nêu bối cảnh ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: Những năm 1928 – 1929, thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tiêu biểu là phong trào “vô sản hóa”, chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bà sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.


→ Cần phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 6.3, thông tin mục 2a SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Nêu quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.


- GV cung cấp hình ảnh về quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam cho HS tham khảo.


+ Đông Dương Cộng Sản Đảng:


Ngôi nhà số 312 phố Khâm Thiên - Hà Nội, nơi ra đời của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng


ngày 17/6/1929


Báo Búa Liềm, cơ quan Trung ương của Đông Dương Cộng sản Đảng, số 5, ngày 11/12/1929


https://www.youtube.com/watch?v=QFk9aEgJIjQ


+ An Nam Cộng sản Đảng:


https://www.youtube.com/watch?v=0SCnmCMtGks


+ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn:


Bến Đò Trai, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nơi thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, tháng 1/1930


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.



2. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam


a. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam


- Quá trình thành lập:


+ Tháng 6/1929: các đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại Hà Nội tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.


+ Tháng 8/1929: các cán bộ tiên tiến của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Tổng bộ và Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.


+ Tháng 9/1929: đảng viên cấp tiến trong Tân Việt cách mạng đảng họp ở Sài Gòn và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.


- Ý nghĩa:


+ Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân.


+ Là bước cho sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.


 



Nhiệm vụ 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV dẫn dắt, nêu bối cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã tác động tích cực tới phong trào cách mạng trong nước. Tuy nhiên, 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ.


→ Nguyễn Ái Quốc (là phái viên của Quốc tế Cộng sản) đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào đầu năm 1930.


- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 6.4, tư liệu, thông tin trong mục 2b SGK tr.28, 29 và trả lời câu hỏi: Nêu quá trình, ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).


- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.28 cấp để HS nắm được ngày 3/2 hằng năm là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV liên hệ, vận dụng:  Năm 2023, kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng.


+ Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tự hào vì đất nước có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo Nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kì tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.


+ Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cần rõ hơn trách nhiệm của mình, đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng


https://www.youtube.com/watch?v=EznMpqYtpGs


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày quá trình, ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sự ra đời của Đảng Cộng sản là bước chuẩn bị tất yếu cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.


- GV mở rộng kiến thức:


Sự ra đời của Đảng Cộng sản:


+ Là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.


+ Là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.



b. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


- Quá trình thành lập:


+ Bắt đầu hội nghị:


·        Ngày 6/1/1930: tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại biểu đang hoạt động ở nước ngoài.


·        Ngày 24/2/1930: Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.


+ Sự thống nhất của Hội nghị:


·        Nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.


·        Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.


·        Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước.


→ Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.


→ Các văn kiện trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.


- Ý nghĩa:


+ Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.


+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.


+ Là bước chuẩn bị tất yếu cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.


 


 


 



TƯ LIỆU 2:


Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930


Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia


Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt


do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, tháng 2/1930


https://www.youtube.com/watch?v=7FtGvLISpIk




  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  3. Nội dung:


- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.29.



  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.

  2. Tổ chức thực hiện:


Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:


 









Trường THCS:………………………………………….


Lớp:……………………………………………………..


Họ và tên:……………………………………………….


 


PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC


BÀI 6: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC


 VÀ SỰ THÀNH LẬP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:


Câu 1: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong năm 1922 là:


A. Cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa.


B. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.


C. Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.


D. Tác phẩm Đường Kách Mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.


Câu 2: Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo một số thanh niên trở thành những cán bộ cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu vào thời gian nào?














A. Từ năm 1923 đến năm 1924.



B. Từ năm 1925 đến năm 1927.



C. Từ năm 1919 đến năm 1921.



D. Từ năm 1922 đến năm 1923.



Câu 3: Đâu không phải là một hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc?


A. Được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.


B. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.


C. Tác phẩm Đường Kách Mệnh ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.


D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.


Câu 4: Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục có thời gian hoạt động cách mạng tại:












A. Trung Quốc.



B. Pháp.



C. Xiêm.



D. Liên Xô.



Câu 5: Tháng 9/1929, tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam được thành lập?


A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.


B. Đông Dương Cộng sản Đảng.


C. An Nam Cộng sản Đảng.


D. Đảng Cộng sản Việt Nam.


Câu 6: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại:












A. Bỉ.



B. Đức.



C. Xiêm.



D. Trung Quốc.



Câu 7: Đâu không phải là một trong những văn kiện của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?














A. Chính cương vắn tắt.



B. Sách lược vắn tắt.



C. Chương trình tóm tắt.



D. Kế hoạch tóm tắt.



Câu 8: Lớp cán bộ đầu tiên của Đảng gồm có bao nhiêu người?












A. 75.



B. 40.



C. 55.



D. 60.



Câu 9: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?


A. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.


B. Bước chuẩn bị trực tiếp cho những hoạt động tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô và Pháp.


C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.


D. Là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.


Câu 10: Ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hằng năm là ngày:












A. 24/2.



B. 8/2.



C. 3/2.



D. 6/1.




Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:






































Câu hỏi



1



2



3



4



5



Đáp án



C



B



A



C



A



Câu hỏi



6



7



8



9



10



Đáp án



D



D



A



B



C



- GV chuyển sang nội dung mới.


Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập 2  - phần Luyện tập SGK tr.29


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ:


Từ thông tin trong bài, hãy làm sáng tỏ nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam”.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học về quá trình và ý nghĩa thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn thành bài vào vở.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh nhận định.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:


Chứng minh nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam”:


+ Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Các văn kiện trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.



  • Đường lối chiến lược của cách mạng: làm tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

  • Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng Chính phủ công – nông – binh, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo.


+ Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là “đội tiên phong” của giai cấp vô sản, thu phục được “đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo”, “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông”, đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.


- GV chuyển sang nội dung mới.



  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:


- Củng cố kiến thức đã học về Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.



  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.29.

  2. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng.

  3. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, thiết kế sơ đồ tư duy hoặc inforgraphic giới thiệu được những sự kiện chính trong hành trình tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.


- GV cung cấp một số web tư liệu về những sự kiện chính trong hành trình tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930:


https://media.qdnd.vn/long-form/nguyen-ai-quoc-voi-hanh-trinh-tim-duong-...

https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hanh-trinh-di-tim-hinh-cua-nuoc-1491878832...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.


HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


- Ôn lại kiến thức đã học:


+ Những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.


+ Quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Hoàn thành bài tập 1 phần Luyện tập và bài tập phần Vận dụng SGK tr.29.


- Làm bài tập Bài 1 – SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức, phần Lịch sử.


- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939.


 

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 9, giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án lớp 9 kết nối tri thức, giáo án môn lịch sử 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử toán 9 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Đại số 9 kết nối tri thức

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hóa học 9 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học 9 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Chế biến thực phẩm) 9 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 9 kết nối tri thức

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 9 kết nối tri thức

Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 kết nối tri thức

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 9 cánh diều