Giáo án VNEN bài Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 13 – Tiết 28 đến tiết 31,34: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học xong bài này học sinh đạt được : 1. Kiến thức: - Nêu được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. - Trình bày được chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”. Đánh giá những tác động của những chính sách đó đối với thế giới. - Trình bày được những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU). Giải thích được vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau. 2. Kĩ năng: - Biết xử lí, lựa chọn các nguồn tư liệu để xác định đúng các sự kiện cơ bản, bản chất của các sự kiện đó. - Biết liên hệ một số sự kiện, hiện tượng của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cùng thời kì. 3. Thái độ: - Có thái độ trân trọng, khâm phục những thành tựu khoa học – kĩ thuật trong phát triển kinh tế, xã hội. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. + Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai + Các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới II III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên - Bản đồ thế giới. - Những tài liệu về kinh, chính trị và đối ngoại của nước Mĩ, NB và Tây Âu (1945 đến nay). 2. Học sinh. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Mĩ, NB, Tây Âu phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới, trở thành những siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, hiện nay Mĩ, NB, Tây Âu đang giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. HS: hoạt động theo cặp trả lời câu hỏi sau: ? Nêu hiểu biết của em về nước Mĩ? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… GV: dùng bản đồ nước Mĩ giới thiệu về nước Mĩ - Nước Mĩ hay còn gọi là Hoa Kỳ nằm ở trung tâm của Bắc Mĩ, lãnh thổ tựa như 1 tứ giác khổng lồ, là khu vực rộng lớn ít bị chia cắt, với: S: 9.155.898 km2, DS: 327.264.422 người (Số liệu ngày 17/09/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc). - Là nước có nhiều khoáng sản: Đồng, Vàng, Quặng, Uran, dầu mỏ, sắt và than đá Đọc thông tin thảo luận nhóm: ? Tình hình nước Mĩ sau CTTG thứ 2 ntn? Lấy dẫn chứng chứng minh. HS: báo cáo GV: nhận xét, chốt GV dẫn chứng minh: Tính đến 31.12.1945 các nước đồng minh Châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỷ đô la, trong đó: + Anh: 24 tỷ. + Liên Xô: 11,141 tỷ. + Pháp: 1,6 tỷ. Các nước dù thắng trận hay thua trận đều trơt thành con nợ của Mĩ sau chiến tranh. GV: lấy dẫn chứng chứng minh bảng phụ. ? Với kết quả trên em có đánh giá gì về nền kinh tế - tài chính - quân sự của Mĩ sau chiến tranh? - Sau chiến tranh Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. * GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm. ? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới? HS: báo cáo GV: nhận xét, chốt - Là nước tham chiến muộn, đất nước không hề bị chiến tranh tàn phá. - Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận. - Nước Mĩ còn có những điều kiện vô cùng thuận lợi. + Khách quan: được 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở (giới thiệu bản đồ); Tài nguyên phong phú, công nhân dồi dào... + Chủ quan: - Đất nước yên ổn phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các nước tham chiến. - Áp dụng thành quả mới nhất về KH - KT vào sản xuất. - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung TB cao ở Mĩ. Đọc thông tin hoạt động cá nhân ? Em biết gì về tình hình kinh tế - tài chính của Mĩ trong những thập niên gần đây nhất? HS: báo cáo GV: nhận xét, chốt - Hiện nay tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ đang dần đi xuống, vị trí ưu thế của Mĩ trong những năm đầu sau chiến tranh không còn nữa: - Chứng minh: + Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973) + Dự trữ vàng chỉ còn chiếm 11,9 tỉ USD (1974) + Tháng 2.1973 và 2.1974, lần đầu tiên sau chiến tranh đồng đô la của Mĩ bị phá sản. Đọc thông tin SHD trang 106: ? Nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm ? HS: báo cáo GV: nhận xét, chốt + Sau chiến tranh các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ. + Kinh tế không ổn định, vấp phải nhiều khủng hoảng, suy thoái: (1948 - 1949); (1953 - 1954); (1957 - 1958)... + Tham vọng làm bá chủ thế giới cho nên chí phí quân sự lớn (có hàng ngàn căn cứ quân sự trên thế giới và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ) - 1972 chi 352 tỉ USD cho quân sự. + Sự phân hoá giàu - nghèo là quá lớn là nguồn gốc sinh ra sự mất ổn định về kinh tế-xã hội và chính trị ở Mĩ. * GVKL => Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, hiện nay tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa. HS: theo dõi đoạn thông tin SGK/106 làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi sau: ? Nước nào mở đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Mĩ áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kĩ thuật… HS: theo dõi đoạn thông tin SGK/106 làm việc cặp đôi trả lời những câu hỏi sau: ? Vì sao các nhà khoa học lỗi lạc tìm đến nước Mĩ? ? Thành tựu cuộc cách mạng khoa học ở Mĩ, Tác dụng? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Mĩ có điều kiện hòa bình và đầy đủ các phương tiện nghiên cứu. - Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với hàng loạt những phát minh lớn: máy vi tính, chất dẻo pô-li-me, nguồn năng lượng mới, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông, thông tin liên lạc, sx nhiều loại vũ khí hiện đại… HS: theo dõi đoạn thông tin SGK/106 làm việc cặp đôi trả lời những câu hỏi sau: ? Nêu suy nghĩ của em về những thành tựu chủ yếu của nền KH-KT Mĩ. HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Là những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ở Mĩ đưa loài người bước sang nề văn minh thứ ba "văn minh hậu công nghiệp" hay còn gọi "văn minh trí tuệ ". - Học sinh đọc thầm từ đầu => XHCN (SGK - 106 ). GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm. ? Nêu những nét nổi bật về chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG II. ? Hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ là gì? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… GV giải thích thuật ngữ: "chiến lược toàn cầu" - Đó là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thành lập sự thống trị trên toàn thế giới. - Các đời tổng thống mặc dù với tên gọi khác nhau, đường lối cứng rắn hoặc ôn hoà song đều thực hiện chính sách: sẵn sàng gây chiến tranh, bao vây kinh tế, đe doạ các dân tộc khác ( nếu như việc làm ấy thực hiện ý đồ thống trị thế giới của Mĩ.) VD: Mĩ gây chiến tranh với Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia, bao vây trừng phạt Cu-ba, chiến tranh vùng vịnh. - Mĩ đã viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mĩ đã thất bại nặng nề. + Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế Các nước nhận viện trợ... * GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm: ? Chính sách đối ngoại của Mĩ từ giữa những năm 80 đến năm 2000 như thế nào? ? Hãy đánh giá việc thực hiện "chiến lược toàn cầu" và trật tự thế giới "đơn cực" của Mĩ. HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… => Tham vọng của Mĩ là quá to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ là hạn chế (do những nhân tố khách quan và chủ quan). GVKL: Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền của Mĩ. GV: liên hệ mối quan hệ giữa nước ta với Mĩ từ 1995 đến 2006. 1. Nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. a. Tình hình kinh tế - Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4% ), 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền về vũ khí nguyên tử. * Nguyên nhân - Điều kiện tự nhiên thuận lợi. - Nguồn nhân lực dồi dào. - Trình độ kĩ thuật cao. - Không bị chiến tranh tàn phá. Bán vũ khí cho các nước tham chiến. - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung TB cao ở Mĩ. - Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. - Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ đã suy yếu tương đối và không còn giữ được ưu thế tuyệt đối như trước kia. - Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm: + Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. + Khủng hoảng chu kì. + những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược... b. Sự phát triển về khoa học - Kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh. - Giữa những năm 40 của TK XX, Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. - Hàng loạt những phát minh lớn được ứng dụng trong sản xuất. Nhờ đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng phát triển, đời sống nhân dân thay đổi. c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. - Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ. - 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh". - 1991 – 2000, ráo riết tiến hành xác lập trật tự thế giới "đơn cực". Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai GV: dùng bản đồ Nhật Bản (hoặc bản đồ TG) giới thiệu về đất nước Nhật Bản. + Nhật Bản (quần đảo Nhật Bản) gồm 4 đảo lớn và trên 100 đảo nhỏ uốn thành cánh cung nằm ở ven lục địa chạy dọc từ Bắc đến Nam như một chiếc xương sống, đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt. Là nước không có ưu thế gì về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản. + Với tổng diện tích đất là 364.571 km2. Dân số: 127.114.375 người (Số liệu ngày 17/09/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc). HS: hoạt động cặp trả lời những câu hỏi sau: ? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp phải những khó khăn gì? ? Trước những khó khăn sau chiến tranh, Nhật Bản đã làm gì? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… + Là nước bại trận, bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. + Đất nước bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. VD: Thiệt hại tới 34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển, sản xuất công nghiệp 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh, chủ quyền của Nhật chỉ còn 4 hòn đảo là: Hốc-cai-đô, Ki-xi-u, Xi-cô-cư, Hôn-xu. => Thất nghiệp trầm trọng, thiếu lương thực, thực phẩm,hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng nề. => Nhật đã phải dựa vào viện trợ của Mĩ, dýới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế (trong những năm 1945 - 1950) Nhật nhận viện trợ đầu tư của Mĩ và nước ngoài là 14 tỉ đô la). Nhưng khó khăn đó đã gây nên một sự đổ vỡ, suy sụp về tư tưởng, tình cảm trong dân chúng Nhật Bản. GV phân tích: Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản vẫn duy trì ngôi vua của thiên Hoàng. Điều đáng chú ý là Mĩ đã tiến hành mét loạt cải cách dân chủ, nhờ đó Nhật Bản đã có một sự chuyển biến to lớn và sâu sắc. HS: hoạt động cặp trả lời câu hỏi sau: ? Các cải cách được ban hành có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với nước Nhật. HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… + Chuyển từ chế độ sang chế độ dân chủ. + Tạo nên sự phát triển về kinh tế. => Nó đem lại luồng sinh khí mới đối với nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. GV: yêu cầu HS nghiên cứu đoạn thông tin SHD-T108, nghiên cứu kênh hình, hoạt động cặp đôi, trả lời những câu hỏi: ? Những biểu hiện nào chứng tỏ bước phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản. ? Vì sao có sự phát triển đó? + Tổng thu nhập quốc dân: 1950 chỉ mới đạt 20 tỷ USD bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến 1968 đã đạt 183 tỉ USD vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ); (830 tỉ USD). + Thu nhập bình quân tính theo đầu người 1990 đạt 23,796 USD vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới (sau Thuỵ Sĩ). + Về CN: Những năm 1950, 1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%. + Về NN: 1967 - 1969 tự túc được 80% lương thực, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá phát triển đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru... + GDP của Nhật tăng rất nhanh - 1950: 20 tỉ USD; 1968: 183 tỉ USD. - 1973: 402 tỉ USD.; 1989: 2828 tỉ USD. + Công nghiệp: 1950 tổng giá trị 4,1 tỉ USD bằng 1/28 của Mĩ. 1969 đứng thứ hai thế giới, bằng 1/4 của Mĩ. + Hiện nay Nhật Bản đứng đầu thế giới về tàu biển (trên 50%) ôtô, sắt, thép, xe máy, điện tử (máy thu thanh, thu hình, ghi âm, ghi hình, máy ảnh, đồng hồ...) -) KHKT của Nhật đạt được nhiều thành tựu kì diệu, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng. + Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mĩ. + Hàng hoá của Nhật len lỏi, cạnh tranh khắp thị trường thế giới ( ô tô, máy móc, điện tử...) kể cả thị trường Mĩ và Tây Âu => gọi Nhật Bản là " cường quốc kinh tế" GV: giới thiệu H3 và giải thích sự "Thần kì" của kinh tế Nhật Bản qua các hình trên (so sánh với Việt Nam để thấy rõ Việt Nam cần phải vượt lên nhiều - xác định nhiệm vụ to lớn của thế hệ trẻ…). => Tóm lại, từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chỉ vài thập kỉ Nhật đã => siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới. Đó là sự " Thần kì" của Nhật Bản. GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm (4 bạn). ? Từ sự phát triển "thần kì" cuả nền kinh tế Nhật Bản, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo em Việt Nam cần học hỏi những gì? HS: báo cáo GV: nhận xét, chốt - Khả năng đi tắt đón đầu, tiếp nhận khoa học kỹ thuật để tái thiết và phát triển đất nước về mọi mặt của người nhật là một bài học đáng nể mà không phải dân tộc nào cũng làm được, chính vì thế mà ta đã tiếp nhận và phải học theo họ. .Học hỏi về yếu tố trọng dụng con người, điều này nước ta đã và đang thực hiện qua các chương trình đào tạo, giáo dục, rèn luyện tay nghề, nâng cao chất lượng của người lao động. GV nêu nhận định: Tuy vậy sau một thời gian tăng trưởng nhanh, kinh tế Nhật cũng gặp khó khăn và hạn chế. (Thảo luận cặp đôi) trả lời các câu hỏi ? Trình bày chính sách đối ngoại chủ yếu của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. ? Vì sao Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ? HS: báo cáo GV: chốt - Nhật chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật. Kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP). - Mỹ luôn là bạn hàng số một của Nhật Bản với lượng kim ngạch buôn bán tăng hết sức nhanh. Vì lợi ích an ninh và kinh tế của hai nước. 2. Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai a. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. - Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, xh nhiều kk lớn bao trùm đất nước: Thất nghiệp, thiếu LT, TP và hàng tiêu dùng. * Cải cách DC. - Ban hành hiến pháp mới (1946) - Cải cách ruộng đất. - Ban hành các quyền tự do dân chủ. * Ý nghĩa: Những cc trở thành nhân tố quan trọng giúp NB pt mm sau này. b. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. - Đầu những 1950 - 1970 (XX) kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), gọi là "sự pt thần kì". - Thành tựu: (shd - 108) - Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của TG. * Nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản phát triển. (shd - 108) c. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh * Đối ngoại: - Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. - Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế. Hoạt động 3: Tìm hiểu các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới II GV: dùng lược đồ châu Âu giới thiệu HS: theo dõi. + Tây Âu là một khái niệm được sử dụng sau CTTG thứ 2 để chỉ các nước TBCN ở phía tây châu Âu (để phân biệt với các nước XHCN trước đây ở phía đông châu Âu) + Về địa lí: Tây Âu là 1 trong 2 khu vực lớn của Châu Âu. Các nước Tây Âu có truyền thống văn hoá lâu đời được đánh dấu bằng các mốc của thời kỳ phục hưng của thế giới ánh sáng. + Tây Âu: là 1 trung tâm văn minh thế giới, nhất là trong thời kì cận - hiện đại, là cái nôi của những cuộc cách mạng công nghiệp then chốt trong lịch sử. Các nước Tây Âu đều có nền kinh phát triển và không cách biệt nhau lắm về trình độ. - Trong chiến tranh nhiều nước bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề. - Nhiều trung tâm công nghiệp, thành phố, bến cảng, nhà máy bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế - Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp giảm so với trước chiến tranh: + Pháp: Công nghiệp giảm 38%; Nông nghiệp giảm 60%. + I-ta-li-a: Công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 lương thực trong nước. + Các nước đều mắc nợ, đến tháng 6 .1945 Anh nợ 21 tỉ bảng Anh. => GVKL: Các nước bị thiệt hại to lớn về kinh tế. Là con nợ của Mĩ. GV: yêu cầu HS đọc thông tin SHD-T109, 110 hoạt động nhóm 4 trả lời ? Nêu những nét nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ sau CTTG thứ hai đến năm 2000. ? Nét nổi bật nhất là gì ? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… VD: Anh, Pháp, I-ta-li-a, Tây Đức... Kế hoạch "Phục hưng châu Âu" hay còn gọi là kế hoạch Mác-san. (do Mĩ vạch ra). Mác-san là ngoại trưởng Mĩ lúc đó đã đề xướng ra kế hoạch này. - Kế hoạch này được thực hiện (1948 - 1951) với tổng số tiền là 17 tỉ USD. Thảo luận nhóm đôi ? Để nhận viện trợ kinh tế của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào ? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Để nhận được viện trợ, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện mà Mĩ đưa ra như: - Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp. - Hạ thuế quan đối với hàng Mĩ nhập vào. - Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. = > Tình hình kinh tế trên tác động trực tiếp đến tình hình chính trị của các nước Tây Âu. - Nét nổi bật là Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. *Thảo luận nhóm đôi ? Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - 11/1945, Hà Lan xâm lược trở lại In-đô-nê-xi-a. - 9/1945, Pháp xâm lược trở lại Đông Dương. - Anh xâm lược trở lại Mã Lai, Xin-ga-po…. => Chống Liên Xô và các nước XHCN. Làm cho tình hình châu Âu căng thẳng. GV: Trong bối cảnh chung của các nước Tây Âu, thì tình hình nước Đức sau chiến tranh có những gì thay đổi? * Thảo luận nhóm đôi: ? Nêu những nét nổi bật về tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Sau khi phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, 4 nước đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia lãnh thổ Đức thành 4 khu vực chiếm đóng theo chế độ quân quản. - Trong sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, khu vực 3 nước: Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng đã hợp nhất thành nước nước Cộng hoà Liên Bang đức (9 . 1949); Khu vực Liên Xô chiếm đóng thành nước cộng hoà dân chủ Đức (10 . 1949) - Thủ đô Béc-lin cũng bị chia thành Đông Béc-lin và Tây Béc-lin do hai nước Đức cai quản. GVphân tích: + Anh, Pháp đã tìm mọi cách giúp đỡ Tây Đức ra nhập NATO, Mĩ cho Tây Đức vay 50 tỷ Mác. => Nền kinh tế Cộng hoà Liên Bang Đức phục hồi nhanh chóng . + Từ những năm 60, 70 kinh tế Đức vươn lên hàng thứ 3 trong thế giới tư bản (sau Mĩ, Nhật Bản). + Từ nửa sau những năm 70-> 1991 do những biến động của tình hình, khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì vấn đề thống nhất nước Đức là cần thiết => <=> Từ sau CTTG thứ 2, đặc biệt từ năm 1950 trở đi nền KT các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết giữa các nước trong khu vực. * GV: tổ chức HS thảo luận nhóm. ? Xu hướng nổi bật ở các nước Tây Âu sau CTTG II? ? Nêu những nét chính về sự thành lập và phát triển của Liên minh châu Âu EU. ? Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh. - Kinh tế không cách biệt nhau lắm. - Từ lâu có mối quan hệ mật thiết. - Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Mĩ. => Cần phải liên kết khu vực. GV: phân tích nguyên nhân (sgk - 42). * Thảo luận nhóm đôi ? Trong quá trình liên kết có 1 sự kiện đặc biệt quan trọng đối với khu vực tây Âu. Theo em đó là sự kiện nào ? ? Tại sao nói hội nghị cấp cao giữa các nước Tây Âu (12/1991) đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ? HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức… - Là 1 Liên minh KT- CT lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế của thế giới. 3. Các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới II a. Tình hình chung - Để khôi phục nề kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nươc Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo "Kế hoạch Mác-san" (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD trong những năm từ 1948 - 1951). - Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. * Đối ngoại: - Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. - Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. * Nước Đức. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước : Cộng hòa Liên Bang Đức và cộng hòa dân chủ Đức, với các chế dộ chính trị đối lập nhau - Tháng 10-1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. b. Sự liên kết khu vực. - Tháng 4-1951, " Cộng đồng than, thép châu Âu " được thành lập, gồm 6 nước : Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3-1957, " Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) được thành lập bao gồm 6 nước trên. Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ chương xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa, tư bản và nhân công giữa 6 nước. - Tháng 7-1967, "Cộng đồng châu Âu"(EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12-1991 các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma - a -xtơ - rích (Hà Lan). - Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng : + Xây dựng một liên minh kinh tế và một liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. + Theo đòi hỏi của sự phát triển, cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành liên minh Châu Âu (EU) và từ ngày 1-1-1999, một đồng tiền chung của liên minh đã được phát hành với tên gọi là Đồng ở rô (EURO), Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 25 nước thành viên (2004). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: * Bài tập 1 Câu 1. Nguyên nhân chung và quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng và trở thành 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới? A. Áp dụng thành tựu KHKT nâng cao năng suất , hạ giá thành sản phẩm. B.Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước. C.Các công ty năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao. D. Nguồn nhân lực lao động dồi dào , trình độ khoa học kĩ thuật cao Câu 2.Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển khoa học-kĩ thuật? A.Coi trọng và đầu tư cho các phát minh. B.Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. C.Chú trọng xây dựng các công trình giao thông. D.Đầu tư bán quân trang, quân dụng . * Bài tập 2: Em hãy nêu một vài hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu. - Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu từ năm 1975 đến nay dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển. - Sự kiện mở đầu cho mối quan hệ này là năm 1990, hai bên thiết lập ngoại giao. - Năm 1995, hai bên đã kí hiệp định khung mở ra những triển vọng hợp tác phát triển to lớn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH. "Chiến lược toàn" của Mĩ biểu hiện như thế nào đối với Việt Nam trước năm 1975? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu: Sưu tầm tranh ảnh phản ánh những thành tựu tiêu biểu của cuộc CM KH – KT ở Mĩ và Nhật Bản từ năm 1945 đến nay. 4. Hướng dẫn về nhà. - Về nhà học bài cũ đầy đủ, biết phân tích, so sánh, nhận biết trên bản đồ. - Bài tập về nhà : Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu ? - Đọc tìm hiểu trước nội dung bài mới.Trật tự thế giới mới sau CTTG thứ 2.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 9, giáo án khoa học xã nhiên 9 môn sử, giáo án VNEN sử 9, giáo án chi tiết bài Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 9

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác