Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 14 – Tiết 37-40:
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh đạt được :
1. Kiến thức
- Nêu được những quyết định quan trọng và hệ quả của Hội nghị I-an-ta.
- Trình bày được sự thành lập và nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc.
- Trình bày được cuộc “Chiến tranh lạnh” và những xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày, giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, giữa các dân tộc, lên án cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Sự hình thành trật tự thế giới mới.
+ Sự thành lập Liên hợp quốc
+Tìm hiểu về "Chiến tranh lạnh"
+ Thế giới sau "Chiến tranh lạnh".
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Bản đồ thế giới.
- Sơ đồ tổ chức LHQ
2. Học sinh: Nghiên cứu sách HDH
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
+ GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới được thành lập, đó là "Trật tự hai cực I AN TA", Liên Xô và Mĩ là 2 siêu cường đại diện cho 2 phe. XHCN và TBCN đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành 2 phe đối lập nhau đã trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình thế giới từ năm 1945 đến nay diễn biến phức tạp : Gọi là trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành trật tự thế giới mới.
Chú ý thông tin sách HDH mục 1
* Hoạt động cá nhân
? Cho biết hoàn cảnh triệu tập hội nghị I-an-ta?
- Khi cuộc CTTGT2 bước vào giai đoạn chót (2/ 1945), nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít nổi nên gay gắt.
GV giải thích: I-an-ta trên bán đảo Crưm (Liên Xô cũ) là địa danh họp hội nghị thượng đỉnh 3 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh (Tại Liên Xô). Đây là một HN quốc tế quan trọng nhất trong CTTG 2.
? Tại sao hội nghị 3 cường quốc được triệu tập ở Liên Xô.
- Do Liên Xô có vai trò to lớn trong cuộc CTTG thứ 2
GV giới thiệu hình (2 - SHD): Trong hình là 3 nguyên thủ quốc gia, ba nhân vật quan trọng của HN, có vai trò quyết định những nội dung chính của HN I-an-ta, từ trái sang phải
+ Sớc - sin: thủ tướng Anh
+ Du - dơ - ven: tổng thống Mĩ.
+Xít - ta - lin: Chủ tịch hội đồng bộ trưởng của Liên Xô.
Hoạt động cả lớp
? Nêu những quyết định quan trọng của hội nghị I-an-ta?
GV: dùng bản đồ thế giới để giới thiệu khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.
* Châu Âu:
+ Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và phía Đông của Châu Âu (Đông Âu)
+ Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh.
* Châu Á:
+ Giữ nguyên trạng Mông cổ.
+ Trả lại Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin.
+ Trả lại Trung Quốc Mãn Châu, Đài Loan (Trước đây Nhật chiếm đóng) thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc gồm quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
+ Triều Tiên được công nhận độc lập nhưng tạm thời do Liên Xô và Mĩ chiếm đóng, lấy vĩ tuyến 380 làm danh giới.
+ Các vùng còn lại ở Châu Á: Đông Nam Á, Nam Á... vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây.
GV nêu: Ngoài quyết định quan trọng trên hội nghị còn quyết định về việc kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.
+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát Xít Đức và Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô sẽ đánh Nhật ở Châu Á khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
+ Ba cường quốc thoả thuận cho Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
+ Liên Xô và Mĩ cùng có quyền lợi ở Trung quốc.
* Hoạt động nhóm đôi
? Hội nghị I-an-ta đưa đến hệ quả gì ?
- Trật tự 2 cực I-an-ta được hình thành do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
? Em hiểu thế nào là "Trật tự thế giới 2 cực"?
- Xét về thực chất của trật tự thế giới mới là sự phân chia quyền lợi và khu vực ảnh hưởng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
- Xét về tiềm lực kinh tế - quốc phòng của hai siêu cường thì tương đương nhau. Một bên là đại diện cho thế lực dân chủ, 1 bên đại diện cho thế lực tư bản.
Tóm lại: Là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống quan hệ quốc tế.
Gv lưu ý học sinh:
+ Trật tự thế giới có thể gắn liền với chiến tranh thế giới hoặc không.
+ Có thể trật tự thế giới về chính trị, kinh tế hoặc quân sự.
+ Trật tự thế giới chỉ có tính tương đối, không phải là vĩnh viễn do sự thay đổi lực lượng so sánh giữa các cường quốc.
+ Chiến tranh là lúc thế giới "mất trật tự".
Đồng thời với sự ra đời của trật tự thế giới mới, Liên hợp quốc cũng được thành lập sau chiến tranh.
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
- Vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Mỹ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945.
- Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
- Những thỏa thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thành lập Liên hợp quốc.
Chú ý kênh thông tin SHDH/115,116
* Hoạt động cá nhân:
? Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV phân tích :
? Cho biết nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc ?
GV : nêu nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Liên hợp quốc.
GV : giới thiệu H 3- SDH
(1 cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc - Mỗi năm họp 1 lần gồm tất cả các hội viên, hiện nay có 191 thành viên để thảo luận về những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi hiến chương đã qui định).
* Hoạt động cả lớp
? Từ khi ra đời đến nay, Liên hợp quốc có vai trò to lớn như thế nào.
? Việt Nam có tham gia vào Liên hợp quốc không ? Tham gia vào thời gian nào?
Giới thiệu hình 4/116/SHDH
* Hoạt động nhóm
Các nhóm trả lời, nhận xét
GV: bổ sung
? Em có hiểu biết gì về sự giúp đỡ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam?
- Trong hơn 20 năm qua Liên hợp quốc đã giúp Việt Nam hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp Việt Nam xây dựng đất nước:
+ Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) viện trợ khoảng 270 triệu USD.
+ Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) giúp khoảng 300 triệu USD.
+ Quỹ dân số thế giới (UNFPA) giúp khoảng 86 triệu USD.
+ Tổ chức nông lương thế giới (FAO) giúp 76,7 triệu USD.
? Em có đánh giá gì về vai trò của LHQ ?
+ Liên hợp quốc là tổ chức duy trì " trật tự thế giới 2 cực" vừa được xlập, đảm bảo sự chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.
+ để thực hiện tốt vai trò của mình là 1 tổ chức quốc tế lớn, hiện nay Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng để phù hợp với tình hình mới. II. Sự thành lập Liên hợp quốc
- Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng 10-1945.
- Nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia đân tộc, thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội...
- Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội...
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9-1977 và là thành viên thứ 149.
Hoạt động 3: Chiến tranh lạnh là?
Chú ý thông tin sách HDH
Hoạt động cả lớp
? Hoàn cảnh nào Mĩ đề ra cuộc " Chiến tranh lạnh" ?
*Hoạt động cá nhân
? Em hiểu thế nào về " chiến tranh lạnh"
" Chiến tranh lạnh" đã làm cho tình hình thế giới thường xuyên căng thẳng "bên miệng hố chiến tranh"...)
* Hoạt động cả lớp
? Bằng kiến thức đã học cho biết "Chiến tranh lạnh" của Mĩ được thực hiện như thế nào.
- Thành lập các liên minh quân sự và căn cứ quân sự => Chống Liên Xô và các nước XHCN:
+Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
+ Khối quân sự Đông Nam Á. (SEATO)
+ Khối quân sự Trung Cận Đông (CENTO)
- Cuộc " chiến tranh lạnh" của Mĩ với các "chính sách thế mạnh", " chính sách đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản" " chính sách đu đưa trên miệng hố chiến tranh" đã dẫn đến " chạy đua vũ trang" và tình trạng đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và Vác-sa-va trở lên hết sức căng thẳng, các mối quan hệ quốc tế rất phức tạp.
- Tất cả những hành động trên của Mĩ nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cùng với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Trước tình hình đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
? Cho biết hậu quả nặng nề của" Chiến tranh lạnh" ?
- Thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng (nguy cơ chiến tranh).
- Các cường quốc chi khối lượng lớn tiền, của, huy động sức người để chế tạo vũ khí huỷ diệt.
- Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự.
- Loài người đang bị đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...
- Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, tổng thống Mĩ Bu-sơ (Cha) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc- ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh" (12 /1989) III. "Chiến tranh lạnh"
* Hoàn cảnh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô và hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà đỉnh điểm là chiến tranh lạnh.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- Những biểu hiện của chiến tranh lạnh là : Mỹ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối căn cứ quân sự, tiến hành chiến tranh cục bộ.
- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như : sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược ...
Hoạt động 4: Tìm hiểu thế giới sau:” Chiến tranh lạnh”.
? Hãy nêu những xu hướng biến chuyển của thế giới thời kì sau "chiến tranh lạnh"
GV: phân tích các xu hướng của thế giới sau thời kì "chiến tranh lạnh"
Hoạt động cá nhân
? Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ?
- Từ "đối đầu” sang "đối thoại", hoà bình, hợp tác, phát triển.
=> Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thách đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI
* Hoạt động nhóm:
Các nhóm trả lời, nhận xét
GV bổ sung:
? Tại sao nói: Hoà bình, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
? Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta hiện nay là gì.
- Kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá cao độ, xu thế sẽ hình thành thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, hàng hoá chất lượng cao và giá cả hợp lý hơn. Nếu trong các nước đó không có chính sách đầu tư phát triển tốt cho kinh tế quốc gia thì sẽ bị hàng nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn, công nghiệp cổ truyền không phát triển được..
- Việt Nam cũng ở trong tình hình chung của thế giới, nhiệm vụ to lớn của Việt Nam là: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Nhiệm vụ chủ yếu của Việt Nam là phải dốc sức vào việc triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
- Hội nhập với tất cả các nước để phát triển kinh tế.
- Xu hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (ra nhập WTO, AFCC ). IV.Thế giới sau "Chiến tranh lạnh".
- Từ sau năm 1991, thế giới đã bước sang thời kì sau chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mói đã xuất hiện :
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang được hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiệm trọng .
- Tuy nhiên xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định hợp tác phát triển
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
? Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài:
Sơ đồ tư duy 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh
Sơ đồ tư duy 2: Trật tự thế giới
Bài 1 (SHDH/119): Lập bảng thống kê việc phân khu ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ theo yêu cầu.
Khu vực Ảnh hưởng của Liên Xô Ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương tây
Châu Á
Châu Âu
Bài 2 (SHDH/119): Những quyết định của Hội nghị I-an-ta ảnh hưởng như thế nào đến mối qua hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
a. Nêu những việc làm của Liên hợp quốc?
b. Kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu:
a. Tìm hiểu thêm các tư liệu về: Hội nghị I-an-ta, chiến tranh lạnh…
b. Sưu tầm tranh ảnh.
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 15: Cách mạng khoa học-kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX