Giáo án VNEN bài Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 25 - Tiết: 99,102,104,105 VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS đạt được: 1. Kiến thức - Nêu được tình hình của nước ta sau Đại thắng xuân 1975 và công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976) - Trình bày được hoàn cảnh, đường lối và những thành tựu của công cuộc thực hiện đường lối đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng trình bày, giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần yêu nước, đoàn kết, dám nghĩ dám làm, sáng tạo, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Tình hình hai miền Bắc – Nam sau Đại thắng Xuân 1975 + Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước + Đường lối đổi mới của Đảng + Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến thời kì đổi mới - Máy chiếu 2. Học sinh: Nghiên cứu sách HDH V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sgk + HS quan sát các hình ảnh 1,2 - SHD/138 ? Các hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến những sự kiện nào của đất nước? Nêu hiểu biết của em về sự kiện đó. + HS phát biểu – bổ sung HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình hai miền Bắc – Nam sau Đại thắng Xuân 1975 Chú ý thông tin sách SHD/138 quan sát hình 3,4– SHD/139. Hoạt động cá nhân ? Sau đại thắng mùa xuân 1975, tình hình cách mạng Miền Bắc có những thuận lợi gì? ? Cách mạng Miền Bắc còn gặp phải những khó khăn nào? Ví dụ cụ thể: + 50 vạn ha đất bị bỏ hoang + Một triệu ha rừng bị nhiễm chất độc và bom đạn + Hàng triệu người bị thất nghiệp + Số người mù chữ còn chiếm tỉ lệ lớn trong dân ? Tình hình Miền Nam sau đại thắng mùa xuân 1975 như thế nào? I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau Đại thắng Xuân 1975 * Ở Miền Bắc: - Sau hơn 20 năm (1954 – 1975), miền Bắc xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. - Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc * Ở Miền Nam: - Miền Nam hoàn toàn giải phóng có nền kinh tế phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa. - Cơ sở chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán .... Hoạt động 2: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Chú ý thông tin sách SHD/139,140 * Hoạt động cá nhân ? Tại sao sau Đại thắng Xuân 1975, nước ta cần thống nhất về mặt nhà nước? GV: sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng ở mỗi miền Bắc- Nam vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước riêng: + Ở miền Bắc cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, bên cạnh đó là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. + Ở Miền Nam không có Quốc hội mà chỉ có chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. - Thực tế mỗi Miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước là trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước: Muốn Việt Nam có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước. => Đáp ứng nguyên vọng của nhân dân cả nước, 9/1975 hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước. - Từ 15  21/11/1975 hai miền Nam - Bắc họp hội nghị hiệp thương nhất trí với chủ trương, thống nhất đất nước về mặt nhà nước ? Việc thống nhất về mặt nhà nước sau Đại thắng Xuân 1975 đã diễn ra như thế nào? - Với hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng cử tri) đi bầu cử ? Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ nhất đã quyết định những vấn đề gì? - Bầu các cơ quan lãnh đạo và các chức vụ cao nhất của nhà nước. - Bầu ban dự thảo hiến pháp. - Giáo viên giới thiệu hình 80: Quốc huy của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Ở địa phương tổ chức thành 3 cấp + Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Cấp huyện và tương đương (quận). + Cấp xã và tương đương. * Hoạt động nhóm đôi ? Cho biết ý nghĩa thống nhất nước nhà về mặt nhà nước - Đó là yêu cầu tất yếu, khách quan, thể hiện ý chí, nguyện vọng vủa toàn dân. - Tạo điều kiện cơ bản, toàn diện của đất nước để đi lên CNXH. 2. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước - 25/4/1976 tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tiến hành trong cả nước. - 24/6  3/7/1976 Quốc Hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. * Nội dung: - Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất - Đổi tên là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Quyết định: Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca - Thủ đô: Hà Nội - Thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. * Ý nghĩa: - Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành - Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ với các nước khác Chú ý thông tin sách SHD/141,142 * Hoạt động cá nhân ? Đảng chủ trương đổi mới trong hoàn cảnh đất nước? ? Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra trong những sự kiện nào. GV: giới thiệu hình 83: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI… + Đại hội VII (6/1991) + Đại hội VIII (6/1996) + Đại hội IX (4/2001) ? Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng. GV: phân tích ? Đổi mới trong lĩnh vực nào của đời sống xã hội * Hoạt động nhóm đôi: ? Tại sao trong công cuộc đổi mới, đổi mới kinh tế phải là nhiệm vụ trọng tâm? Trình bày – bổ sung GV: Đường lối đổi mới của Đảng được sự hưởng ứng rộng rãi của dư luận xã hội, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 3. Đường lối đổi mới của Đảng * Hoàn cảnh - Trong nước: Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể, song gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế - xã hội. => Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đòi hỏi Đảng, nhà nước ta phải đổi mới. - Trên thế giới: sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. * Đường lối đổi mới của Đảng - Đường lối đổi mới được đề ra tại đại hội lần VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại đại hội VII (6/1991), VIII (6/1996), IX (4/2001) - Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối ddoorio mới (1986-2000) Chú ý thông tin sách SHD/142,143,144; quan sát hình 9,10,11- SHD/143,144 * Hoạt động nhóm ? Liệt kê thành tự tiêu biểu mà nhân dân ta đạt được trong việc thực hiện ba kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990, 1992 – 1995, 1996 – 2000) Kế hoạch 5 năm Mục tiêu Thành tựu Ý nghĩa 1986 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: chốt kiến thức (Bảng phụ lục) ? Trong đổi mới chúng ta có những hạn chế và yếu kém gì? - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sức cạnh tranh còn thấp. - Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc gay gắt chậm giải quyết. - Tình trạng tham nhũng, suy thái về chính trị, đạo đức lối sống ở một số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng. => Tình trạng đó đòi hỏi nhân dân ta phải phấn đấu không ngừng để cố thể đạt tới đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng CNXH. 4. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) * Hạn chế, yếu kém - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sức cạnh tranh còn thấp. - Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc gay gắt chậm giải quyết. - Tình trạng tham nhũng, suy thái về chính trị, đạo đức lối sống ở một số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu Kế hoạch 5 năm Mục tiêu Thành tựu Ý nghĩa 1986 - 1990 Cả nước tập trung lực lượng giải quyết 3 chương trình kinh tế: + Lương thực - Thực phẩm + Hàng tiêu dùng + Hàng xuất khẩu + 1990 đã đáp ứng được nhu cầu trong nước có dự trữ và xuất khẩu. - Hàng tiêu dùng dồi dào hơn, hàng hoá sản xuất trong nước tăng - Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần - Những thành tựu của 15 năm đổi mới đã làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân . - Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ CNXH. - Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. 1991 - 1995 Cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta về cơ - Kinh tế tăng trưởng nhanh, Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2% nạn lạm phát được đẩy lùi . - Kinh tế đối ngoại phát triển. - Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh - 7/1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao; Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN 1996 - 2000 - Tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. - Bảo đảm an ninh, giữ vững quốc phòng. - Cải thiện đời sống nhân dân. - Nâng cao tích luỹ từ nội bộ kinh tế. - Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 7%/năm. - Nông nghiệp phát triển liên tục. - Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, trong 5 năm xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD. - Nhập khẩu 61 tỉ USD. - Đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện được 10 tỉ USD. - Khoa học và công nghệ chuyển biến tích cực. - Giáo dục đào tạo phát triển nhanh - Chính trị xã hội cơ bản ổn định. - An ninh quốc phòng được tăn cường. - Quan hệ đối ngoại được mở rộng.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 9, giáo án khoa học xã nhiên 9 môn sử, giáo án VNEN sử 9, giáo án chi tiết bài Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 9

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác