Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án địa lí 12 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án địa lí THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…


Ngày dạy:…/…/…


BÀI 13: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP



  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  2. Kiến thức


Sau bài học này, HS sẽ:



  • Phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.

  • Phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.

  • Phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.



  1. Năng lực


Năng lực chung:



  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.


Năng lực riêng:



  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác Bảng 13.1, 13.2, thông tin mục I, II, III SGK tr.62 – 64 để tìm hiểu về hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại, ông nghiệp vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp ở nước hiện nay.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay; Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta; Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của một vùng nông nghiệp ở nước ta.



  1. Phẩm chất



  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.



  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  2. Đối với giáo viên



  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).



  1. Đối với học sinh



  • SHS, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát đoạn video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


- Em hãy gọi tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video.


- Trình bày một số hiểu biết của em về hình thức tổ chức sản xuất này.



  1. Sản phẩm:

  2. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV cho HS cả lớp xem đoạn video sau:


https://www.youtube.com/watch?v=SFrqU9LNO_g


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:


+ Em hãy gọi tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video.


+ Trình bày một số hiểu biết của em về hình thức tổ chức sản xuất này.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video và một số hiểu biết về hình thức này.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:


+ Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video là trang trại (chăn nuôi, trồng trọt).


+ Đây là hình thức giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.













   
   

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được hình thành nhằm khai thác hợp lí các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp của đất nước. Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau, trong đó nổi lên các hình thức: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Các hình thức này được hình thành và phát triển như thế nào ở nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.



  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1. Tìm hiểu trang trại.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Bảng 13.1, thông tin trong mục I SGK tr.62.63 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.

  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệpu trang trại của nước ta hiện nay và chuẩn kiến thức của GV.

  4. Tổ chức thực hiện:

















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.


- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà, tìm hiểu và sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cụ thể như sau:


+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về trang trại.


+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về vùng chuyên canh.


+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp.


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2:


Khai thác Bảng 13.1, thông tin trong mục I SGK tr.62.63 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.


Bảng 13.1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG


Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011 – 2021


 




















































Loại hình trang trại



Năm 2011



Năm 2021



Số lượng (trang trại)



Tỉ trọng (%)



Số lượng (trang trại)



Tỉ trọng (%)



Tổng số



20 078



100,0



23 771



100,0



Trang trại trồng trọt



8 635



43,0



6 514



27,4



Trang trại chăn nuôi



6 267



31,2



13 748



57,8



Trang trại nuôi trồng thủy sản



4 440



22,1



2 813



11,8



Trang trại khác



736



3,7



696



3,0



(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


TRANG TRẠI


1. Khái niệm, đặc điểm


…………………………………


…………………………


2. Vai trò


……………………………………


……………………………………


3. Số lượng và cơ cấu


……………………………


………………………………


4. Hoạt động tổ chức sản xuất trong trang trại


………………………………


……………………………



- GV cung cấp thêm một số tư liệu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay:


Bảng: Số trang trại phân theo lĩnh vực hoạt động


và phân theo vùng ở nước ta năm 2021


(Đơn vị: trang trại)



























































































Vùng



Số lượng trang trại



Chia ra



Trang trại trồng trọt



Trang trại chăn nuôi



Trang trại nuôi trồng thủy sản



Trang trại khác



Cả nước



23 771



6 514



13 748



2 813



696



Trung du và miền núi Bắc Bộ



2 493



495



1 830



38



130



Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung



3 078



490



2 009



253



326



Tây Nguyên



1 948



943



972



5



28



Đông Nam Bộ



4 390



1 727



2 717



80



66



Đồng bằng sông Cửu Long



5 556



2 867



845



1 825



19



Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)


   

Trang trại nông nghiệp


https://www.youtube.com/watch?v=odcS3We4O_s


https://www.youtube.com/watch?v=GboEiGIJAf0


(Từ 1p49s – 5p).


   

Trang trại thủy sản
https://www.youtube.com/watch?v=Lj8gCxDKpi4


(Từ đầu – 3p).


             

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và  hoàn thành Phiếu học tập số 1.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện Nhóm 1, 2 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay theo Phiếu học tập số 1.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.


- GV kết luận: Trang trại ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Các trang trại đã áp dụng khoa học công nghệ và các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập của nông dân, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.


- GV chuyển sang hoạt động mới.



I. Trang trại


Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 1.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



 


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


 









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


TRANG TRẠI


 


1. Khái niệm, đặc điểm


- Khái niệm: là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.


- Đặc điểm:


+ Sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất.


+ Các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn.


+ Phương thức quản lí, tổ chức sản xuất tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao.


+ Hoạt động tự chủ, sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường.


2. Vai trò


- Giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hóa.


- Nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.


3. Số lượng và cơ cấu


Trang trại ở nước ta gắn liền với nền kinh tế sản xuất hàng hóa:


- Có 23 771 trang trại trên cả nước (2021), gồm trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại khác.


- Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất.


+ Đồng bằng sông Hồng: trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao.


+ Đồng bằng sông Cửu Long: trang trại thủy sản chiếm tỉ lệ lớn.


4. Hoạt động tổ chức sản xuất trong trang trại


- Tập trung vào những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao.


- Ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn với tiêu chuẩn quy định và chuỗi giá trị: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, phát triển du lịch.


- Thích ứng với biến đổi khí hậu.




Hoạt động 2. Tìm hiểu vùng chuyên canh.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin mục II SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.

  4. Tổ chức thực hiện:














HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3, 4:


Khai thác thông tin mục II SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.


- GV cung cấp thêm một số thông tin cho HS về hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.


Bảng: Phân bố các loại hình vùng chuyên canh


 phân theo vùng ở nước ta năm 2021



































































Vùng



Trồng trọt



Chăn nuôi



Thủy sản



Cây lương thực, thực phẩm



Cây công nghiệp



Cây ăn quả



Chăn nuôi



Thủy sản



Trung du và miền núi Bắc Bộ



 



x



x



x



 



Đồng bằng sông Hồng



x



 



x



 



x



Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung



 



x



 



x



x



Tây Nguyên



 



x



 



x



 



Đông Nam Bộ



 



x



 



x



 



Đồng bằng sông Cửu Long



x



 



x



 



x



 














Vùng chuyên canh cà phê


(Gia Lai, Đắk Lắk)



Vùng chuyên canh chè


(Tân Linh, Thái Nguyên)



Vùng chuyên canh vải thiều


(Lục Ngạn, Bắc Giang)



Chuyên canh cây bắp cải


(Hoài Đức, Hà Nội)



https://www.youtube.com/watch?v=U8ngL37qCzg


https://www.youtube.com/watch?v=vh6xSWiVYDc


https://www.youtube.com/watch?v=qKbdiNIF4Ko


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và  trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện Nhóm 3, 4 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các vùng chuyên canh ở nước ta hiện nay khá đa dạng. Dựa vào điều kiện sinh thái nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh.


- GV chuyển sang nội dung mới.



II. Vùng chuyên canh


- Khái niệm:


+ Là vùng tập trung phát triển một, vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội.


+ Tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao.


- Vai trò:


+ Tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất.


+ Đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn hóa cao.


- Quy mô các vùng chuyên canh:


+ Vùng chuyên canh lớn, tương đương với vùng nông nghiệp.


·        Vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du, miền núi Bắc Bộ.


·        Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.


+ Vùng chuyên canh với quy mô nhỏ hơn:


·        Nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp.


·        Địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính.


- Hoạt động sản xuất: định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi tập trung.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



Hoạt động 3. Tìm hiểu vùng nông nghiệp.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Bảng 13.2, thông tin mục III SGK tr.63, 64 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.

  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay và chuẩn kiến thức của GV.

  4. Tổ chức thực hiện:

















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 5, 6:


Khai thác Bảng 13.2, thông tin mục III SGK tr.63, 64 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.


 









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


VÙNG NÔNG NGHIỆP


 


1. Khái niệm, đặc điểm


……………………………………………


2. Quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp


…………………………………………


3. Các vùng sinh thái nông nghiệp


……………………………………………



- GV cung cấp tư liệu về hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và  hoàn thành Phiếu học tập số 2.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện Nhóm 5, 6 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta theo Phiếu học tập số 2.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.


- GV kết luận: Hiện nay, trên lãnh thổ nước ta có 7 vùng nông nghiệp. Các vùng nông nghiệp có điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội và hướng chuyên môn hóa khác nhau.



III. Vùng nông nghiệp


Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 3.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



TƯ LIỆU VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ


VÙNG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


















Vùng sản xuất rau su su lấy ngọn chuyên canh lớn của huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc)



Vùng sản xuất cà rốt


 của huyện Cẩm Giàng (Hải Dương)



Chăn nuôi trâu, bò ở Nghệ An


 



Tàu thuyền cập cảng Cà Ná,


huyện Thuận Nam, Ninh Thuận



Trông cây cà phê ở Tây Nguyên



Sản xuất lúa gạo


 ở Đồng bằng sông Cửu Long



 


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


VÙNG NÔNG NGHIỆP


 


1. Khái niệm, đặc điểm


- Khái niệm: là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.


- Đặc điểm:


+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất, có phạm vi rộng lớn.


+ Dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật, thế mạnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ của nước ta.


2. Quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp


Quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp nhằm:


- Khai thác điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cho sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp.


- Phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, quốc tế.


3. Các vùng sinh thái nông nghiệp


 














































Vùng nông nghiệp



Điều kiện sinh thái


nông nghiệp



Các sản phẩm


nông nghiệp chính



Trung du và


 miền núi Bắc Bộ



- Địa hình đồi núi, đất feralit.


- Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.



- Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt; cây ăn quả.


- Gia súc.



Đồng bằng


sông Hồng



- Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.


- Khí hậu nhiệt đới mùa đông lạnh.



- Sản xuất lúa, gạo, cây thực phẩm; cây công nghiệp hằng năm.


- Lợn, gia cầm, bò sữa.



Bắc Trung Bộ



- Vùng biển rộng phía đông.


- Địa hình phân hóa, nhiều thiên tai.



- Cây công nghiệp hằng năm.


- Chăn nuôi trâu, bò.


- Thủy sản.



Duyên hải


Nam Trung Bộ



- Đồi núi phía tây, đồng bằng ven biển.


- Khí hậu khô.


- Vùng biển giàu hải sản.



- Cây công nghiệp hằng năm.


- Chăn nuôi bò, cừu.


- Thủy sản.



Tây Nguyên



- Đất badan màu mỡ.


- Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – mùa khô.



- Cây công nghiệp lâu năm, rau, hoa.


- Bò sữa, bò thịt.



Đông Nam Bộ



- Địa hình bằng phẳng, đấy đỏ badan, đất xám phù sa cổ.


- Khí hậu cận xích đạo.


- Có ngư trường lớn.



- Cây công nghiệp.


- Bò sữa, bò thịt.


- Thủy sản.



Đồng bằng sông Cửu Long



- Đất phù sa, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, khí hậu cận xích đạo.


- Vùng biển rộng lớn.



- Sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả nhiệt đới.


- Gia cầm.


- Thủy sản.






  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

  3. Nội dung:


- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.


- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.64.



  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.

  2. Tổ chức thực hiện:


Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.


- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:









Trường THPT:………………………………………….


Lớp:……………………………………………………..


Họ và tên:……………………………………………….


 


PHIẾU BÀI TẬP ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC


BÀI 13: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP


Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:


Câu 1: Trang trại là gì?


A. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.


B. Hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp bao, là kiểu sản xuất phổ biến của nhiều cộng đồng nông thôn Việt Nam.


C. Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.


D. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội.


Câu 2: Đến năm 2021, trên cả nước có bao nhiêu trang trại?












A. 20 078.



B. 23 771.



C. 13 748.



D. 18 635.



Câu 3: 2 vùng có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước là:


A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.


B. Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.


C. Đông Nam Bộ.


D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.


Câu 4: Vùng chuyên canh cây công nghiệp là:


A. Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.


B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.


C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.


D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.


Câu 5: Các trang trại được định hướng phát triển:


A. Những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao.


B. Chăn nuôi tập trung, an toàn, hiệu quả.


C. Chuyên môn hóa trong sản xuất.


D. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.


Câu 6: Điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là:


A. Địa hình đồi núi phía tây.


B. Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – khô rõ rệt.


C. Nhiều thiên tai (bão, lũ).


D. Đất đỏ badan và đất phù sa cổ.


Câu 7: Các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ là gì?


A. Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt, cây ăn quả, gia súc.


B. Cây công nghiệp lâu năm, rau, hoa.


C. Cây ăn quả nhiệt đới, thủy sản.


D. Cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hằng năm, chăn nuôi trâu bò, thủy sản.


Câu 8: Trang trại chiếm tỉ trọng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long là:














A. Trang trại thuỷ sản.



B. Trang trại trồng trọt.



C. Trang trại khác.



D. Trang trại chăn nuôi.



Câu 9: Vùng chuyên canh cây dứa nước ta ở:














A. Đồng bằng sông Cửu Long.



B. Bắc Trung Bộ.



C. Bình Thuận.



D. Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang.



Câu 10: Nước ta có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp?












A. 5.



B. 9.



C. 7.



D. 11.




Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:






































Câu hỏi



1



2



3



4



5



Đáp án



C



B



A



C



A



Câu hỏi



6



7



8



9



10



Đáp án



D



D



A



B



C



- GV chuyển sang nội dung mới.


Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập  - phần Luyện tập SGK tr.64


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.


Bảng 13.1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011 – 2021




















































Loại hình trang trại



Năm 2011



Năm 2021



Số lượng (trang trại)



Tỉ trọng (%)



Số lượng (trang trại)



Tỉ trọng (%)



Tổng số



20 078



100,0



23 771



100,0



Trang trại trồng trọt



8 635



43,0



6 514



27,4



Trang trại chăn nuôi



6 267



31,2



13 748



57,8



Trang trại nuôi trồng thủy sản



4 440



22,1



2 813



11,8



Trang trại khác



736



3,7



696



3,0



             (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ


- HS dựa vào kiến thức đã học, khai thác thông tin Bảng 13.1 và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:


Nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021:


+ Về quy mô: quy mô trang trại từ năm 2011 đến năm 2021 có sự thay đổi.



  • Tổng số trang trại tăng: từ 20 078 lên 23771,  tăng 3693 trang trại.                                                   

  • Trang trại trồng trọt giảm từ 8 635 xuống 6 514, giảm 2 121 trang trại.

  • Trang trại chăn nuôi tăng từ 6 266 lên 13 478, tăng 7 212 trang trại.

  • Trang trại nuôi trồng thủy sản giảm từ 4 440 xuống 2 813  giảm 1 627 trang trại.

  • Trang trại khác giảm từ 736 xuống 696, giảm 40 trang trại.


+ Về cơ cấu: cơ cấu trang trại từ năm 2011 đến năm 2021 có sự thay đổi.



  • Tỉ trọng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm từ 43 % xuống còn 27,4 %, giảm 15,6%.                                                

  • Tỉ trọng trang trại chăn nuôi có xu hướng tăng từ 32,1% lên 57,8% tăng 25,1%.  

  • Tỉ trọng trang trại thủy sản có xu hướng giảm tu 22,1% xuống 11,8% giảm 10,3%.

  • + Tỉ trọng trang trại khác có xu hướng giảm từ 3,7% xuống còn 3,0% giảm 0,7%.                                 


- GV chuyển sang nội dung mới.



  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:


- Củng cố kiến thức đã học về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.


- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.



  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.64.

  2. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng.

  3. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của vùng nông nghiệp ở nước ta.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.


HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


- Ôn lại kiến thức đã học:


+ Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.


+ Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.


+ Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.


- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.64.


- Làm bài tập Bài 1 – SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.


- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 14 – Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.


 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 12, giáo án địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án lớp 12 kết nối tri thức, giáo án môn địa lí 12 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Vật lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoá học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giáo án Tin học khoa học máy tính 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức

Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Mĩ thuật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Cầu lông mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng rổ mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng chuyền mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 12 cánh diều