Soạn giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 10: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

  • Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta.

  • Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay.

  • Vẽ được biểu đồ, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức khoa học Địa lí: giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta.

  • Tìm hiểu địa lí: vẽ được biểu đồ, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Giao tiếp và hợp tác: tham gia nhóm học tập, thực hiện nhiệm vụ được giao. 

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: 

Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá. 

+ Có trách nhiệm thực hiện những chính sách kinh tế của đất nước và địa phương. 

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Biểu đồ cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán ngành”, HS nêu các hoạt động cụ thể trong các nhóm ngành.

c. Sản phẩm: Tên các nhóm ngành và các hoạt động cụ thể của chúng ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán ngành”.

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS 2 đội quan sát các hình ảnh trên máy chiếu và đoán tên các nhóm ngành.

IMG_256

IMG_256

Nhóm ngành:…………………….

Nhóm ngành:……………………

Nhóm ngành:……………………

+ Sau đó, mỗi đội có 3p để thảo luận các hoạt động cụ thể trong mỗi nhóm ngành.

+ 2 đội viết ra bảng phụ câu trả lời của đội mình.

+ Đội nào có đáp án chính xác và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.   

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số hoạt động trong 3 nhóm ngành ở Việt Nam:

Tên nhóm ngành

Các hoạt động

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây lâu năm, cây hoa…

- Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu, hương liệu.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại khác (ong, tằm…)

- Đánh bắt, nuôi, trồng, chế biến thuỷ, hải sản.

-...

Công nghiệp và 

xây dựng.

Công nghiệp:

- Công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên (than, dầu mỏ, khí đốt, quặng, gỗ…)

- Công nghiệp chế biến (sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất,…)

Xây dựng:

- Xây dựng chung (nhà ở, nhà làm việc, nhà kho, các công trình công ích và công cộng…).

- Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng (đường xe ô tôm đường phố, cầu cống, đường sắt, sân bay, cảng, hệ thống thuỷ lợi…).

- Sửa chữa các công trình.

Dịch vụ.

- Dịch vụ kinh doanh (bảo hiểm, tài chính, bất động sản, logistic,…)

- Dịch vụ tiêu dùng (chăm sóc sức khoẻ, du lịch, thẩm mỹ,…)

- Dịch vụ công (hành chính công, hoạt động đoàn thể, xã hội,…)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

-----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Địa lí 12 KNTT Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác