Soạn giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 28: KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bô-xit), du lịch.
Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô xit, phát triển du lịch.
Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.
Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học Địa lí: trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bô-xit), du lịch; trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô-xit, phát triển du lịch; nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.
Tìm hiểu địa lí: sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.
3. Phẩm chất
Tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau ở các vùng.
Góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu, nhất là phẩm chất yêu quê hương, đất nước thông qua việc hiểu tầm quan trọng của an ninh quốc phòng biên giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Tây Nguyên.
Biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế của Tây Nguyên.
Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của vùng Tây Nguyên.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Thiết bị điện tử có kết nối internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vua địa lí”, HS đoán tên các tỉnh hoặc các vùng đại diện thuộc Tây Nguyên.
c. Sản phẩm: Tên những tỉnh của Tây Nguyên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị tranh, ảnh nổi tiếng về vùng Tây Nguyên.
Hình ảnh 1:……………………….. | Hình ảnh 2:……………………….. |
Hình ảnh 3:……………………….. | Hình ảnh 4:……………………….. |
Hình ảnh 5:……………………….. | Hình ảnh 6:……………………….. |
Hình ảnh 7:……………………….. | Hình ảnh 8:……………………….. |
- GV phổ biến luật chơi:
+ HS quan sát các hình ảnh trên màn hình máy chiếu.
+ Mỗi hình ảnh sẽ có 5 giây để suy nghĩ.
+ HS giơ tay và trả lời. Trả lời đúng mỗi câu hỏi HS sẽ được 1 sticker ngôi sao may mắn.
+ Kết thúc trò chơi, HS nào giành được nhiều ngôi sao nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời các HS đọc đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Đáp án của các hình ảnh trên lần lượt là:
Hình ảnh 1: Núi Lang Biang | Hình ảnh 2: Nhà rông Kon Klor |
Hình ảnh 3: Chùa Linh Phước | Hình ảnh 4: Thác Đray Nur |
Hình ảnh 5: Vườn hoa Đà Lạt | Hình ảnh 6: Đồi chè Cầu Đất (Đà Lạt) |
Hình ảnh 7: Núi lửa Chư Đăng Ya | Hình ảnh 8: Bảo tàng Thế giới Cà phê |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vùng có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển lâm nghiệp, thuỷ điện, khai thác bô-xit và du lịch. Các ngành kinh tế đó phát triển và phân bố như thế nào? Việc phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với quốc phòng an ninh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
----------------
………Còn tiếp……….
Giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Địa lí 12 KNTT Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác