Soạn giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 35: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 35: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 35: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo các chủ đề.
Viết báo cáo giới thiệu Địa lí địa phương theo một số chủ đề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu địa lí: khai thác thông tin trên sách báo, internet,…để tìm hiểu địa lí địa phương.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng lí thuyết đã học về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và địa lí kinh tế - xã hội để tìm hiểu các vấn đề tại địa phương.
3. Phẩm chất
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, văn hoá tại địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Tài liệu Giáo dục địa phương.
Báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.
Niên giám thống kê các địa phương.
Trang web của địa phương và của các cơ quan liên quan.
Hệ thống bản đồ hành chính, tự nhiên, dân cư và kinh tế của địa phương.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Thiết bị điện tử có kết nối internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử thách nhanh trí”, HS nêu tên các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
c. Sản phẩm: Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ HS 4 đội có 5 phút để thảo luận nhóm và mỗi đội cử ra 5 thành viên đại diện để trả lời
+ Các thành viên của 4 nhóm xếp thành 4 hàng dọc, lần lượt viết câu trả lời lên bảng phụ.
+ Trong 5 phút, đội nào viết được nhiều địa điểm và không bị trùng lặp các câu trả lời thì sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 4 đội chơi lần lượt đọc đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam:
Vịnh Hạ Long
Cố đô Huế
Phố cổ Hội An
Đà Nẵng
Hà Nội
Phú Quốc
Nha Trang
…
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng và tiềm năng để phát triển. Vậy làm thế nào để nhận biết các đặc điểm về địa lí của địa phương? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 35: Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương.
----------------
………Còn tiếp……….
Giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 35: Thực hành Tìm hiểu địa lí Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Địa lí 12 KNTT Bài 35: Thực hành Tìm hiểu địa lí
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác