Soạn giáo án Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

  • Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng từ Hình 3.1 – 3.4, mục Em có biết để nhận thức về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam; đặc điểm tự nhiên của các miền; ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao; Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet để tìm hiểu về ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến ngành nông nghiệp hoặc du lịch ở nước ta.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức. 

  • Bản đồ phân hóa thiên nhiên Việt Nam. 

  • Hình ảnh, video về thiên nhiên phân hóa đa dạng. 

  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá sản phẩm infographic.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

b. Nội dung: GV đọc các câu thơ cho HS nghe và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

c. Sản phẩm: Đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc các câu thơ cho HS nghe:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

                                                                         (Phan Huỳnh Điểu, Sợi nhớ sợi thương)

“Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”.

                          (Tản Đà)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Câu thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây/Bên nắng đốt, bên mưa quây” nói đến hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.

+ Câu thơ “Hải Vân đèo lớn vừa qua/ Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” nói đến hiện tượng thời tiết:

  • Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng thời tiết mưa phùn, gió bấc.
  • Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bên cạnh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hóa rõ nét trong không gian theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao. Từ đó, đã hình thành nên các miền địa lí tự nhiên. Vậy, sự phân hóa thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

-----------------

…….Còn tiếp…….


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của Địa lí 12 kết nối tri thức, giáo án Địa lí 12 KNTT Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác