Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây
, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Đầy đủ Giáo án quốc phòng an ninh THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được hệ thống nhà trường trong quân đội, công an và tuyển sinh vào các trường quân đội, công an; định hướng được nghề nghiệp quân sự, công an.
  • Tìm hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp theo nhóm ngành; định hướng học tập, nghiên cứu để theo học các ngành, nghề trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết được hệ thống nhà trường trong quân đội, công an và tuyển sinh vào các trường quân đội, côngan để định hướng được nghề nghiệp tương lai.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội:Xác định được các lĩnh vực nghề nghiệp theo nhóm ngành; định hướng học tập, nghiên cứu để theo học các ngành, nghề trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt.
  • Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án;
  • Một số hình ảnh minh họa cho bài học, hệ thống câu hỏi, đáp án trắc nghiệm về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và hướng HS tìm hiểu nội dung cơ bản của bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 phần Mở đầu trong SGK tr.21 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời về hoạt động trong bức tranh và thời gian diễn ra hoạt động đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 phần Mở đầu trong SGK tr.21 và trả lời câu hỏi:

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát và cho biết hình 3.1 thể hiện hoạt động gì? Thời gian nào trong năm thường diễn ra hoạt động đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hành động trong bức hình là hoạt động tư vấn, tuyển sinh của các trường quân đội cho học sinh THPT tại Lễ hội Hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp.

+ Hoạt động tuyển sinh này thường diễn ra vào tháng 3 hằng năm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài. Trước khi tiến hành đón nhận các học viên học tập và huấn luyện tài các trường quân đội, công an thì hầu hết trường nào cũng chuẩn bị rất cẩn thận công tác tuyển sinh. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam

  1. Mục tiêu:Thông qua hoạt động, HS nắm được một số vấn đề chung trong công tác tuyển sinh, đào tạo ở các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.21-22 và tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 trong SHS tr.21-22 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu một số hình ảnh về công tác tuyển sinh của các trường Quân đội, công an:

 

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK tr.21-22, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- HS rút ra kết luận về Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam

- Thực hiện tuyển sinh, đào tạo theo:

+ Quy chế và hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Hướng dẫn hằng năm về công tác tuyển sinh quân sự/công an nhân dân của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

- Tiêu chí lựa chọn: những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hoá, sức khoẻ và độ tuổi theo quy định vào đào tạo trong các trường quân đội, công an.

- Nhiệm vụ:  xây dựng quân đội, công an và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

- Công tác tuyển sinh:

+ Tổ chức công khai, minh bạch.

+ Tuyển đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát hiện nhân tài và quy hoạch đội ngũ cán bộ, đào tạo gắn với địa chỉ và nhu cầu sử dụng.

+ Chú trọng diện cử tuyển các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước.

- Quyền lợi của học viên:

+ Được bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn về ăn, ở, mặc, phụ cấp hằng tháng, không phải đóng học phí;

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập.

+ Thân nhân của học viên (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi được mua bảo hiểm y tế khi vào học.

+ Được nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ hè, ... theo quy định.

+ Được khen thưởng theo quy định.

- Nghĩa vụ của học viên:

 + Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trường.

+ Khi ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo phân công của Bộ Quốc phòng, Công an.

Hoạt động 2: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nắm được hệ thống nhà trường quân đội; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.22-26, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hệ thống nhà trường quân đội; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về hệ thống nhà trường quân đội; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hệ thống nhà trường quân đội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.22-23 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu một số hình ảnh về các trường sĩ quan, học viện:

 

Học viện Quốc phòng

 

Trường sĩ quan Chính trị

 

Trường sĩ quan Lục quân 1

 

Học viện Hậu cần

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các học viện, trường sĩ quan có tổ chức tuyển sinh quân sự từ học sinh phổ thông?

- GV hướng dẫn HS kết luận về hệ thống nhà trường quân đội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.22-23, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời:

Các học viện, trường sĩ quan có tổ chức tuyển sinh quân sự từ học sinh phổ thông: Học viện Kĩ thuật Quân sự; Học viện Quân y; Học viện Hậu cần; Học viện Biên phòng; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Thông tin;...

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về hệ thống nhà trường quân đội.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Hệ thống nhà trường quân đội

- Các học viện không tuyển sinh thí sinh từ học sinh phổ thông gồm:

+ Học viện Quốc phòng;

+ Học viện Lục quân;

+ Học viện Chính trị.

- Các học viện, trường sĩ quan (đại học) có tuyển sinh thí sinh từ học sinh phổ thông gồm:

+ Học viện Kĩ thuật Quân sự;

+ Học viện Quân y;

+ Học viện Hậu cần;

+ Học viện Biên phòng;

+ Trường Sĩ quan Lục quân 1;

+ Trường Sĩ quan Chính trị;

+ Trường Sĩ quan Thông tin;

+ ...

- Các trường cao đẳng, trung cấp:

+ Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng;

+ Trường Cao đẳng Kĩ thuật Quân sự 1;

+ Trường Cao đẳng Hậu cần 1;

+ Trường Cao đẳng Biên phòng;...

+ Trường Trung cấp 24 Biên phòng;

+ Trường Trung cấp Kĩ thuật Công binh;

+ ...

Nhiệm vụ 2: Công tác tuyển sinh và đào tạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.23-26 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu cho HS xem những đối tượng được đăng ký dự tuyển vào các trường Quân đội:

https://www.youtube.com/watch?v=j8z3uHvJkEA 

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.23 – 26 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Em hãy nêu một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh tại các trường Quân đội.

+ Nhóm 2: Em hãy nêu một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo tại các trường Quân đội.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công tác tuyển sinh và đào tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.23-26, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về công tác tuyển sinh và đào tạo.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Công tác tuyển sinh và đào tạo

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

Nội dung đính kèm phía dưới hoạt động.

* Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo

- Các trường quân đội tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Quốc phòng.

- Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, kĩ thuật, thể lực,....

- Ví dụ:

+ Học viện Kĩ thuật Quân sự đào tạo cán bộ kĩ thuật, Chỉ huy – Tham mưu kĩ thuật các ngành, chuyên ngành: Công nghệ kĩ thuật hoá học, Công nghệ thông tin,...

+ Học viện Quân y đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Y khoa, Y học dự phòng.

+ Học viện Hậu cần đào tạo sĩ quan các chuyên ngành Hậu cần quân sự.

+ ...

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

a. Trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy

Đối tượng tuyển sinh

+ Thanh niên ngoài quân đội.

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên.

Tiêu chuẩn tuyển sinh

+ Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

+ Tiêu chuẩn về văn hoá: Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tiêu chuẩn về độ tuổi:

● Thanh niên ngoài quân đội không quá 21 tuổi.

● Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân không quá 23 tuổi.

+ Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.

Đăng kí sơ tuyển

+ Phải qua sơ tuyển, bảo đảm đủ tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, độ tuổi, sức khỏe theo quy định của Bộ Quốc phòng.

+ Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội mua hồ sơ đăng kí sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện.

+ Thời gian đăng kí sơ tuyển và thời gian khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Đăng kí xét tuyển

+ Xét tuyển qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

+ Tổ hợp môn xét tuyển: Theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Phương thức tuyển sinh

+ Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi bậc Trung học phổ thông.

+ Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do một số trường đại học trong nước tổ chức.

+ Phương thức 3: Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức.

+ Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

+ Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào học bạ bậc Trung học phổ thông.

b. Tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp hệ chính quy

Các trường tuyển sinh

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được giao đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ trung cấp quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kĩ thuật có trình độ trung cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Đối tượng tuyển sinh

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên;

+ Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ quân đội đủ 12 tháng trở lên;

+ Thuỷ thủ kíp tàu ngầm được tuyển chọn đến số hạ sĩ quan, binh sĩ sau huấn luyện chiến sĩ mới.

Tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh

Theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Hoạt động 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS nắm được hệ thống nhà trường công an; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.26-28, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hệ thống nhà trường công an; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về hệ thống nhà trường công an; công tác tuyển sinh và đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hệ thống nhà trường công an

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.26 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu một số hình ảnh về các trường đại học, học viện, cao đẳng công an:

 

Học viện An ninh nhân dân

 

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân

 

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

 

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

- GV hướng dẫn HS kết luận về hệ thống nhà trường công an.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.26 và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về hệ thống nhà trường công an.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam

a. Hệ thống nhà trường công an

- Các học viện:

+ Học viện An ninh nhân dân

+ Học viện Cảnh sát nhân dân

+ Học viện Chính trị Công an nhân dân

+ Học viện Quốc tế.

- Các trường đại học:

+ Đại học An ninh nhân dân.

+ Đại học Cảnh sát nhân dân.

+ Đại học Phòng cháy chữa cháy.

+ Đại học Kĩ thuật – Hậu cần Công an nhân dân.

- Các trường cao đẳng:

+ Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I;

+ Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II;

+ Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I;

+ Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II;

+ ...

Nhiệm vụ 2: Công tác tuyển sinh và đào tạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.27-28 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu cho HS xem cách tổ chức huấn luyện nâng cao chất lượng đào tạo tân binh cảnh sát và lực lượng chống khủng bố:

https://www.youtube.com/watch?v=_8VtveRza0o 

https://www.youtube.com/watch?v=8OlR1A0Kvn4 

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.27 – 28 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Theo em, thí sinh đăng kí xét tuyển vào các trường công an cần đạt những tiêu chuẩn nào? Làm rõ tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi.

+ Nhóm 2: Em hãy nêu một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo tại các trường Công an..

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công tác tuyển sinh và đào tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.27-28, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về công tác tuyển sinh và đào tạo.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Công tác tuyển sinh và đào tạo

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

Nội dung đính kèm phía dưới hoạt động.

* Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo

- Các trường quân đội tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

- Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, điều lệnh, thể lực,....

- Ví dụ:

+ Học viện An ninh nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh.

+ Học viện Cảnh sát nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ Cảnh sát.

+ Học viện Chính trị Công an nhân dân đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

+ Học viện Quốc tế đào tạo các ngành ngôn ngữ: Anh, Trung Quốc.

+ Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đào tạo các ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

+ ...

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

a. Trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy

Đối tượng tuyển sinh

+ Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ki sơ tuyển.

+ Học sinh Trường Văn hoá (T11) và một số đối tượng khác (chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển).

Tiêu chuẩn tuyển sinh

+ Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định hiện hành của Bộ Công an.

+ Tiêu chuẩn về văn hoá: Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng kí sơ tuyển, học sinh Trường Văn hóa trong những năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương đạt học lực từ khá trở lên.

+ Tiêu chuẩn về độ tuổi: không quá 22 tuổi, trường hợp là người dân tộc thiểu số không quá 25 tuổi.

+ Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Công an.

Đăng kí sơ tuyển

+ Phải qua sơ tuyển, bảo đảm đủ tiêu chuẩn về chính trị bản thân và gia đình, văn hoá, độ tuổi, sức khỏe theo quy định của Bộ Công an.

+ Thí sinh là học sinh phổ thông mua hồ sơ và đăng kí sơ tuyển tại công an cấp quận, huyện, thị xã,...

+ Thời gian đăng kí sơ tuyển và thời gian khám sức khỏe theo quy định của Bộ Công an.

Đăng kí xét tuyển

+ Thực hiện tương tự như đăng kí xét tuyển vào các trường quân đội.

+ Tổ hợp môn xét tuyển theo quy định của Bộ Công an.

Phương thức tuyển sinh

Các học viện trường công an tổ chức tuyển sinh bằng phương thức: Xét tuyển, thi tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ dự tuyển, kết quả kì thi đánh giá năng lực của Bộ Công an, kết quả kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và những yêu cầu cụ thể về kiến thức, năng lực, phẩm chất của người học.

b. Tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp hệ chính quy

Tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh

Tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp hệ chính quy tại một số trường trong công an nhân dân.

Hoạt động 4: Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân

  1. Mục tiêu: HS nắm được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.29, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân.

  1. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Trách nhiệm của gia đình và nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.29 và tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn HS kết luận về trách nhiệm của gia đình và nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.29 và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về trách nhiệm của gia đình và nhà trường.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân

a. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam;

- Định hướng cho học sinh theo học các ngành nghề quân sự và công an.

- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyển sinh quân sự, công an làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh thi tuyển vào các trường quân đội và công an.

Nhiệm vụ 2: Trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.29 và tóm tắt nội dung.

- GV trình chiếu cho HS xem phương án tuyển sinh tại các trường Công an năm 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=EfKDdKvov4U (0:23 – 3:14)

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.29, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh

- Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh vào các trường quân đội, công an.

- Giới thiệu về hệ thống các nhà trường quân đội, công an.

- Tư vấn, hướng dẫn về các ngành, nghề, thời gian đào tạo;

- Đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh; thời gian, thủ tục; các chế độ ưu tiên,... về các nội dung liên quan tới tuyển sinh vào các trường quân đội và công an.

- Sau khi nhận hồ sơ đăng kí sơ tuyển, Ban Tuyển sinh quân sự, công an cấp huyện phân công cán bộ thẩm tra, xác minh, làm rõ những vấn đề về lí lịch chính trị, quan hệ xã hội,.... của gia đình và bản thân người dự tuyển đảm bảo theo đúng quy định.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:HS luyện tập, củng cố các kiến thức đã học về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu.
  4. Sản phẩm học tập: HS làm các bài tập phần Luyện tập (SGK tr.29).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi Luyện tập trong SGK tr.29:

+ Nhóm 1: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy vào Học viện Kĩ thuật Quân sự.

+ Nhóm 2: Em hãy tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân, tìm hiểu thông tin trên mạng về thông tin tuyển sinh của các trường quân sự, công an để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

        Trường

Thông tin

Học viện Kĩ thuật

quân sự

Đại học Cảnh sát

nhân dân

Đối tượng

+ Thanh niên ngoài quân đội.

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên.

+ Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ki sơ tuyển.

+ Học sinh Trường Văn hoá (T11) và một số đối tượng khác (chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển).

Tiêu chuẩn

+ Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

+ Tiêu chuẩn về văn hoá: Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tiêu chuẩn về độ tuổi:

● Thanh niên ngoài quân đội không quá 21 tuổi.

● Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân không quá 23 tuổi.

+ Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.

+ Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định hiện hành của Bộ Công an.

+ Tiêu chuẩn về văn hoá: Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng kí sơ tuyển, học sinh Trường Văn hóa trong những năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương đạt học lực từ khá trở lên.

+ Tiêu chuẩn về độ tuổi: không quá 22 tuổi, trường hợp là người dân tộc thiểu số không quá 25 tuổi.

+ Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Công an.

Phương thức tuyển sinh

+ Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.

+ Xét tuyển Học sinh giỏi bậc THPT, thực hiện đối với các thí sinh: đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng anh tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; thí sinh đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS, TOEFL, SAT, ACT…

+ Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.

+ Xét tuyển thẳng kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả học tập trung học phổ thông.

+ Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn. Từ đó, tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân trong việc định hướng nghề nghiệp bản thân vào các trường Quân đội, Công an.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
  4. Sản phẩm học tập:

- Thuyết trình về một trong hai chủ đề: Đối tượng, tiêu chuẩn và công tác tuyển sinh vào các trường quân đội hoặc công an.

- Lựa chọn một trường quân đội, công an mà mình thích.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đóng vai để thuyết trình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Em hãy đóng vai cán bộ làm công tác tuyên truyền sinh, thuyết trình trước lớp về một trong hai chủ đề sau: Đối tượng, tiêu chuẩn và công tác tuyển sinh vào các trường quân đội hoặc công an.

- GV hướng dẫn HS đóng vai, vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu thêm trên sách, báo, internet,... để xây dựng nội dung thuyết trình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một trường yêu thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Sau khi được học tập, nghiên cứu về công tác tuyển sinh, đào tạo vào các trường quân đội, công an. Em hãy lựa chọn một trường mà em thích.

- GV hướng dẫn HS nên lựa chọn trường quân đội, công an để HS theo sở thích, mong muốn, nguyện vọng, các tiêu chí phù hợp với trường và kế hoạch nghề nghiệp tương lai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường quân đội, công an nhân dân.

+ Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường quân đội nhân dân.

+ Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường công an nhân dân.

+ Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word quốc phòng an ninh 12 sách kết nối tri thức, tải giáo án Giáo dục quốc phòng 12 kết nối tri thức, GA an ninh quốc phòng 12 KNTT 2024

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Vật lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoá học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giáo án Tin học khoa học máy tính 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức

Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Mĩ thuật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Cầu lông mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng rổ mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng chuyền mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 12 cánh diều