Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án lịch sử THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…


Ngày dạy:…/…/…


CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM


BÀI 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH



  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  2. Kiến thức


Sau bài học này, HS sẽ:



  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh.

  • Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.



  1. Năng lực


Năng lực chung:



  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.


Năng lực riêng:



  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác tư liệu Hình 1 - 6, Tư liệu 1 - 2, Bảng 1 – 2, thông tin trong bài học, để tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh; tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh; Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin để viết bài giới thiệu về một cuốn sách hoặc một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh.



  1. Phẩm chất



  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu để mô tả khái quát cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh.



  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  2. Đối với giáo viên



  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).



  1. Đối với học sinh



  • SHS, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.88, phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, những yếu tố nào đã góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”?

  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về những yếu tố nào đã góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  5. Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.88, video về Lễ kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và dẫn dắt:


https://www.youtube.com/watch?v=DSMOT8lT9Ms


Năm 2020, trong bài diễn văn tại Lễ kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Cuộc đời 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”.


- GV yêu cầu HS làm cá nhân và trả lời: Theo em, những yếu tố nào đã góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”?


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ đoạn phát biểu, vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 - 2 HS chia sẻ, trình bày hiểu biết về những yếu tố đã góp phần tạo nên đạo đức, trí tuệ, nhân cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:


Một số  yếu tố đã góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (HS có thể trả lời đủ ý hoặc không đủ ý):


+ Hoàn cảnh đất nước: cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.


+ Hoàn cảnh quê hương: vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nơi khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước.


+ Hoàn cảnh gia đình: gia đình yêu nước, có truyền thống hiếu học, giàu tình yêu thương của gia đình, trải qua tuổi thơ vất vả.


- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những năm tháng thiếu thời ở làng Sen và quê hương xứ Nghệ, được lắng nghe những buổi đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự của cha mình với các nhà nho và sĩ phu yêu nước trong vùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Vậy, những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh như thế nào?



  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh.



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2 – 5, Tư liệu 1 – 2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.89, 90 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuẩn kiến thức của GV.

  4. Tổ chức thực hiện:

















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh?


Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu.


- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, khai thác Hình 2 – 5, Tư liệu 1 – 2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.89, 90 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


+ Hoàn cảnh đất nước.


+ Hoàn cảnh quê hương:


+ Hoàn cảnh gia đình:









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC ĐỢI


VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH


1. Hoàn cảnh đất nước


………………………………………………………………


………………………………………………………………


2. Hoàn cảnh quê hương


………………………………………………………………


……………………………………………………


3. Hoàn cảnh gia đình


………………………………………………


…………………………………………



- GV cung cấp thêm một số hình ảnh, video liên quan đến hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh quê hương, hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).


- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục suy nghĩ và vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Vì sao khẳng định “Đến đầu thế kỉ XX, sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam lâm vào tình hình đen tối như không có đường ra”?


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp thêm để hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh theo Phiếu học tập số 1.


- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, bằng thiên tài trí tuệ và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết đó, đã tìm ra giải pháp mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.


- GV kết luận và chuyển sang nội dung mới: Trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, tìm chân lý cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những ảnh hưởng sâu sắc từ hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh quê hương, hoàn cảnh gia đình; tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của dân tộc, am hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là điều vốn quý, là cơ sở quan trọng, nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.



1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh


Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động1.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



TƯ LIỆU VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC ĐỜI


VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH
























Nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Ba Đình


bị bắt (1886 – 1887)



Tình cảnh nông dân Việt Nam


thời thuộc Pháp (đầu thế kỉ XX)



https://www.youtube.com/watch?v=qUnSMdFBB9c


“Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt nam đã diễn ra liên tục và anh dũng, sử dụng nhiều con đường cứu nước khác nhau, nhưng không giành được thắng lợi. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”.


(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr.108)



Văn Miếu Vinh (Nghệ An) đầu thế kỉ XX



     Văn Miếu Vinh được xây dựng năm 1803 tại Yên Dũng, tổng Yên Trường (nay là phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Đây là nơi thờ Khổng Tử, đồng thời là nơi vinh danh các nhà khoa bảng của tỉnh. Từ khi có Văn Miếu Vinh, phong trào hiếu học ở Nghệ An ngày càng phát triển, trường thi Nghệ An trở thành một trong 7 trường thi Hương trên cả nước.



https://www.youtube.com/watch?v=g2AdwNGudB8



Lăng mộ bà Hoàng Thị Loan tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An



     Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà được sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống Nho học ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cả hai gia đình nội, ngoại của bà đều giàu lòng thương người, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra



ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời.


 


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC ĐỢI


VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH


1. Hoàn cảnh đất nước


- Truyền thống dân tộc:


+ Là đất nước có nền văn hiếu lâu đời.


+ Nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa,…


- Hoàn cảnh đất nước thế kỉ XIX – XX:


+ Giữa thế kỉ XIX: thực dân Pháp xâm lược, từng bước áp đặt cai trị ở Việt Nam.


Nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.


+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.


Nhiệm vụ cấp bách của dân tộc, khao khát của cả đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.


2. Hoàn cảnh quê hương


- Quê quán: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước; sản sinh nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa bảng.


- Phẩm chất con người: cần cù trong lao động, ý chí trong học tập, đoàn kết trong đấu tranh.


- Điều kiện kinh tế: Trung tâm công nghiệp Vinh – Bến Thủy lớn nhất khu vực miền Trung.


Có điều kiện tiếp thu tư tưởng mới của thời cận đại.


3. Hoàn cảnh gia đình


- Thân sinh:


+ Cha là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho mẫu mực.


+ Mẹ là Hoàng Thị Loan, người đảm đang, chăm chỉ, am hiểu các loại hình văn hóa dân gian.


- Truyền thống gia đình: nền nếp, hiếu học, giàu tình yêu thương.




Hoạt động 2. Tìm hiểu tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được những nét cơ bản và tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969).

  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, khai thác Hình 6, Bảng 1, Bảng 2, thông tin mục 2 SGK tr.91 – 93, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3: Hãy tóm tắt nét cơ bản và tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969).

  3. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 2, 3 của HS về những nét cơ bản và tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969).

  4. Tổ chức thực hiện:































HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Nhiệm vụ 1: Thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 – 1911)


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 6, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.91 và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt những nét chính về thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 – 1911) của Hồ Chí Minh.


- GV cung cấp một thêm một số tư liệu thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 – 1911) của Hồ Chí Minh (Đính kèm phía dưới nhiệm vụ).


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về thời niên thiết và những hoạt đầu tiên (1890 – 1911) của Hồ Chí Minh.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.


- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.



2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh


* Thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890 – 1911)


- Thời niên thiếu: Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19/5/1890, quê cha ở Làng Sen, quê mẹ ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).


+ Trước 5 tuổi: sống tại quê nhà.


+ Năm 1895: theo cha mẹ vào Huế.


+ Năm 1901: lấy tên mới Nguyễn Tất Thành, theo học thầy giáo giỏi ở địa phương.


+ Năm 1906: học tại trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba và trường Quốc học Huế.


+ Năm 1908: tham gia chống thuế ở Huế.


+ Năm 1909: hoàn thành bậc Tiểu học tại trường Pháp – Việt Quy Nhơn.


- Những hoạt động đầu tiên:


+ Năm 1910: dạy học tại trường Dục Thanh (Bình Thuận).


+  Năm 1911:


·        Vào Sài Gòn với hoài bãi ra nước ngoài.


·        Ngày 5/6/1911, rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.


 



TƯ LIỆU VỀ THỜI NIÊN THIẾU


VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN CỦA HỒ CHÍ MINH




















Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba - nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong năm 1906



Trường Quốc học Huế - nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm


1908 – 1909



Trường Dục Thanh – Nơi ghi dấu bước chân Người


https://www.youtube.com/watch?v=c3W0CdhBpvA


   

Ngày 5/6/1911, rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước


https://www.youtube.com/watch?v=jVePylu9dJA




Nhiệm vụ 2: Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài


Nhiệm vụ 2.1: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1941.


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Bảng 1, thông tin mục 2 SGK tr.92 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1941.


+ Nhóm 1, 2: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920.


+ Nhóm 3, 4: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1930.


+ Nhóm 5, 6: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1930 – 1941.









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 – 1941


 


1. Từ năm 1911 đến năm 1920


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


2. Từ năm 1921 đến năm 1930


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


3. Từ năm 1930 đến năm 1941


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….



- GV cung cấp một số tư liệu về tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1941 (Đính kèm phía dưới nhiệm vụ ).


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1941 theo Phiếu học tập số 2.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.


- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.



* Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài


- Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1941


Đính kèm phía dưới kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới nhiệm vụ.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



 


TƯ LIỆU VỀ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG


CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1941


































Các nhà ngoại giao trong Cung điện Véc-xai tại Hội nghị Hòa bình kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1919



Bản Yêu sách của nhân dân An Nam


 



“ “Bản yêu sách” đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam,…Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân”.


(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xco-va, 1985, tr.53)



Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin



Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12/1920


 



Tờ Le Paria (Người cùng khổ)


do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút



Báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, số ra đầu tiên ngày 21/6/1925



https://www.youtube.com/watch?v=tWQd02Caa0o (2p26s đến hết).



Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản


Việt Nam ngày 3/2/1930



Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng


 



https://www.youtube.com/watch?v=7FtGvLISpIk



Trường Đại học Quốc tế Lênin số 25, Phố Voroxkova, Moscow


– nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc học từ năm 1934 – 1936



Tranh vẽ Bác Hồ về nước ngày 28/1/1941


https://www.youtube.com/watch?v=R3fjxWoTjpU


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG


CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 – 1941


 


1. Từ năm 1911 đến năm 1920


- Năm 1911 – 1917: đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.


- Năm 1917: Hoạt động ở Pháp. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.


- T7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin.


- T12/1920: bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.


2. Từ năm 1921 đến năm 1930


- Năm 1921 – T6/1923: hoạt động ở Pháp.


+ Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.


+ Làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ.


- T6/1923: rời Pháp đến Liên Xô, hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.


- T11/1924 – 1927: rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925).


- Giữa năm 1927 – 1929: hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức Xiêm.


- Năm 1930:


+ Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc).


+ Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.


3. Từ năm 1930 đến năm 1941


- Năm 1933: hoạt động tại Liên Xô.


- Năm 1938: trở lại Trung Quốc, hoạt động cách mạng ở đây.


- Ngày 28/1/1941: trở về nướcsau hơn 30 năm xa Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.




Nhiệm vụ 2.2: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ năm 1941 đến năm 1969


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Bảng 2, thông tin mục 2 SGK tr.93 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1941 đến năm 1969.


+ Nhóm 1, 2: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1941 đến năm 1945.


+ Nhóm 3, 4: Tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969.









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1941 ĐẾN NĂM 1969


 


1. Từ năm 1941 đến năm 1945.


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


2. Từ năm 11945 đến năm 1969.


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….


…………………………………………………………….



- GV cung cấp một số tư liệu về tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1941 đến năm 1969 (Đính kèm phía dưới nhiệm vụ ).


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 3.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1941 đến năm 1969 theo Phiếu học tập số 3.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 3.


- GV kết luận chung: 112 năm gắn liền với sự kiện lịch sử Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước đã trôi qua, nhưng, những ý nghĩa vĩ đại của sự kiện đó vẫn vẹn nguyên giá trị trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hơn 100 năm, Người tìm đường cho dân tộc ta đi, hơn 90 năm, Người sáng lập Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi to lớn, xây dựng đất nước phồn vinh, ấm no, hạnh phúc.


- GV liên hệ, vận dụng: Những mốc son trọng đại trong tiến trình lịch sử dân tộc nhắc nhở Đảng ta, nhân dân ta gìn giữ, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng lý luận soi đường, dẫn dắt dân tộc từ đêm dài nô lệ bước tới đài vinh quang như ngày nay.



- Tóm tắt tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1941 đến năm 1969


Đính kèm phía dưới kết quả Phiếu học tập số 3 phía dưới nhiệm vụ.


 



TƯ LIỆU VỀ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG


CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1941 ĐẾN NĂM 1969





































   

Ngày 10/5/1941, là ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Trung ương VIII  của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pác Bó (Cao Bằng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.


https://www.youtube.com/watch?v=W75istc2a0s (Từ 1p – 2p10s)



Trụ sở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc),


nơi chính quyền Tưởng Giới Thạch


 bắt giữ Hồ Chí Minh, tháng 8/1942



Trang bìa tác phẩm Ngục trung nhật ký


   

Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền


do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội T8/1945



Tại quảng trường Ba Đình, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập,


khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


   

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng


lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)



Các  đại biểu Quốc hội khóa I


chụp ảnh cùng Hồ Chủ Tịch



Quang cảnh Đại hội lần thứ II họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại Tuyên Quang



 


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2









PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG


CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1941 ĐẾN NĂM 1969


 


1. Từ năm 1941 đến năm 1945


- T5/1941:


+ Triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.


+ Tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.


- T8/1942: sang Trung Quốc (với tên Hồ Chí Minh) tìm sự liên minh quốc tế.


- T9/1944: trở về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.


- T8/1945:


+ Cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.


+ Được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


- Ngày 2/9/1945: đọc Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


2. Từ năm 1945 đến năm 1969


- 1945 – 1954: cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).


- T1/1946: được Quốc hội khóa I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


- T2/1951: được Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


- T10/1956: là Chủ tịch Đảng, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.


- T9/1960: được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.


- Ngày 2/9/1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.




HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  2. Nội dung:


- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.


- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.93.



  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.

  2. Tổ chức thực hiện:


 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 12, giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án lớp 12 kết nối tri thức, giáo án môn lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Vật lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoá học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giáo án Tin học khoa học máy tính 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức

Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức

Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án Mĩ thuật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Cầu lông mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng rổ mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng chuyền mới năm 2024 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 12 cánh diều