Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm

Dưới đây là word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm

Đầy đủ Giáo án lịch sử THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC
(10 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; nêu được phạm vi, đối tượng, nội dung cơ bản của thông sử và một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử Việt Nam.
- Giải thích được những khái niệm cơ bản như: “thông sử”, “lịch sử dân tộc”, “lịch sử thế giới”.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
• Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
• Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực riêng:
• Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,…sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.
• Phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, có tư duy phê phán, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trung thực.
- Sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa chắc trên cơ sở của Chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chấy của HS.
- Thiết bị dạy học theo quy định tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử; một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn sưu tầm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày chiếu cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6; HS phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về hai hình ảnh.
c. Sản phẩm học tập: Suy nghĩ, cảm nhận của HS về Hình 1, 2 SGK tr.6.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em những cảm nhận gì?
+ Em hãy chỉ ra một số cách thức trình bày lịch sử khác nhau mà em biết.

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.6, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số đại diện HS xung phong trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh bên cho thấy sự khác biệt trong hoạt động sản xuất theo hai mô hình, phương thức truyền thống và hiện đại ở Việt Nam.
+ Để thể hiện sự thay đổi và phát triển sinh động của lịch sử, người ta chọn nhiều cách thức khác nhau như trưng bày những hình ảnh phù hợp, biên soạn các công trình, biên soạn các tác phẩm lịch sử,…
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS
- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Tương tự như vậy, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới cũng có thể được trình bày dưới nhiều hình thức. Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề học tập – Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách trình bày lịch sử truyền thống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung: Các cách trình bày lịch sử truyền thống:
- Chuyện kể lịch sử (truyền miệng), vẽ tranh, tạo các hiện vật,...
- Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội: phim ảnh, sân khấu hoá, tổ chức lễ hội,...
- Tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu, biên
soạn về lịch sử.
c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở các cách trình bày lịch sử truyền thống.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1, quan sát Hình 3-8 sách CĐHT tr. 7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu tóm tắt một số hình thức trình bày lịch sử truyền thống.




 GV hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thành theo Phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hình thức trình bày lịch sử truyền thống Thể loại Ví dụ
Chuyện kể lịch sử (truyền miệng)
Công trình nghiên cứu lịch sử
Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm đọc thông tin mục I.1, quan sát Hình 3-8 SGK tr. 7, 8 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thảo luận (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, giới thiệu tóm tắt về một số hình thức trình bày lịch sử truyền thống theo Phiếu học tập.
- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Con người đã sáng tạo ra nhiều cách thức khác nhau để tái hiện quá khứ, trình bày lịch sử xã hội loài người. Phổ biến nhất là việc biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, thông qua việc tạo ra những cuốn sách dưới nhiều hình thức khác nhau.
- GV chuyển sang nội dung mới. 1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống
- Thời cổ đại:
+ Thông tin lịch sử được thể hiện trên thẻ tre, vỏ cây, đất sét, da súc vật, đá, gỗ, kim loại,…
+ Khi làm ra giấy, tác phẩm sử học được viết tay, in thành nhiều bản.
- Thời cổ - trung đại: biên niên, thực lục, cương mục, truyện.
- Thời cận - hiện đại:
+ Các công trình về khoa học lịch sử ngày càng nhiều.
+ Đây là kết quả nghiên cứu dựa trên việc thu thập và khai thác sử liệu.
- Biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chuyện kể lịch sử, lễ hội, ca múa, hình ảnh, phim, kịch,…


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hình thức trình bày lịch sử truyền thống Thể loại Ví dụ
Chuyện kể lịch sử (truyền miệng) Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện dân gian, truyện kể lịch sử,… - Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- Sự tích bánh chưng – bánh giầy.
- Sử thi của một số dân tộc,….
Công trình nghiên cứu lịch sử Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,…. - Đại Nam thực lục
- Việt Nam thông giám cương mục.
- Lịch sử Việt Nam.
- Lịch sử thế giới.
- Lịch sử văn hóa thế giới.
- Lịch sử Trung Quốc.
- Lịch sử Đông Nam Á.
Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội Phim, kịch, ca múa, lễ hội, triển lãm ảnh,… - Phim: Xpac-ta-cut, Nàng Đê Cham Cưm, Tam quốc,…
- Đêm hội Long Trì, Hà Nội 12 ngày đêm; Hà Nội mùa đông nưm 1946, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm,…
- Bộ ba tác phẩm chèo Bài ca giữ nước, vở cải lương Tiếng trống Mê Linh,….
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thông sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải thích được khái niệm thông sử.
- Nêu được nội dung chính của thông sử.
 Góp phần tìm hiểu năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Thông sử là gì: Là hình thức trình bày lịch sử một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật....
- Nội dung chính của thông sử:
+ Trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử, nhưng cũng chú trọng vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mề và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hoá của một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới.
+ Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian từ trước đến sau, từ xưa đến nay.
c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:
- Khái niệm thông sử.
- Nội dung chính của thông sử.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu một số ví dụ về một số bộ thông sử Việt Nam:
+ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn).
+ Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập).
+ Lịch sử Việt Nam (4 tập, NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành).
+ Lịch sử Việt Nam (15 tập, NXB Khoa học xã hội ấn hành).
+ Lịch sử thế giới (4 tập, NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành).
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục I.2.a Sách CĐHT tr.8 và trả lời câu hỏi: Thông sử là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu một số ví dụ minh họa về các bộ thông sử dân tộc, hình dung và tự vận dụng, nêu thêm một số ví dụ khác.
- HS tìm hiểu nội dung thông tin I.2.a Sách CĐHT tr.8 để tìm hiểu khái niệm thông sử.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm thông sử.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái niệm thông sử.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 6HS), yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hãy giới thiệu một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới theo nội dung sau:
+ Đối tượng nghiên cứu của cuốn thông sử là gì?
+ Nội dung của cuốn thông sử đó đề cập đến các lĩnh vực nào và theo tiến trình thời gian ra sao?
+ Các nhận vật, sự kiện, quá trình lịch sử được giới thiệu trong cuốn thông sử có đặc điểm gì nổi bật?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Nêu nội dung chính của thông sử.
- GV cho HS vận dụng, hướng dẫn HS quan sát Hình 6 và trả lời câu hỏi: Theo em, những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không? Vì sao?

 Gợi ý: Những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 là thông sử vì:
+ Tổng hợp và toàn diện về lịch sử của Việt Nam, thế giới.
+ Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử của Việt Nam, thế giới được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để giới thiệu một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới.
- HS rút ra kết luận về nội dung chính của thông sử.
- HS quan sát Hình 6, vận dụng kiến thức vừa được học để lí giải những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp một cuốn thông sử của Việt Nam hoặc thế giới.
- GV mời đại diện HS nêu nội dung chính của thông sử.
- GV mời đại diện HS lí giải những cuốn sách trong Hình 6 tr.8 có phải thông sử không.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nếu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận các nội dung chính của thông sử.
- GV chuyển sang nội dung mới. 2. Tìm hiểu bề thông sử
a) Thông sử là gì?
Thông sử là hình thức trình bày lịch sử một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực và toàn thế giới như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, nghệ thuật,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


b) Nội dung chính của thông sử
- Trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử. Chú trọng vào nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới.
- Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Nêu được khái quát về một số lĩnh vực của lịch sử.
- Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
 Góp phần tìm hiểu năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Các lĩnh vực chính của lịch sử là: lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,... Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng được quan tâm ở mức độ nhất định như: lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học,...
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử theo lĩnh vực: mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực cụ thể, giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia - dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:
- Một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử.
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Bên cạnh việc biên soạn lịch sử theo hinh thức thông sử, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu của từng lĩnh vực đời sống xã hội trong quá khứ, việc nghiên cứu lịch sử theo từng lĩnh vực cũng được đặt ra từ khá sớm.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.3 Sách CĐHT tr.9 và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.
- GV chỉ rõ: Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực sử học được quan tâm nhiều nhất là lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,…
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin mục I.3 Sách CĐHT tr.9 để tìm hiểu về các lĩnh vực chính của lịch sử và giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình về một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử; giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các lĩnh vực chính của lịch sử và ý nghĩa của việc nghiên cứa lịch sử theo lĩnh vực.
- GV chuyển sang nội dung mới. 3. Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực
- Khái quát một số lĩnh vực của lịch sử:
+ Lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,…
+ Lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học,…
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:
+ Mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một số lĩnh vực cụ thể.
+ Giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc, khu vực hoặc thế giới.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy cho HS.
b. Nội dung:
- Lịch sử dân tộc
+ Khái niệm: là lịch sử của một quốc gia - dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất
định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.
+ Nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay.
+ Một số bộ thông sử dân tộc tiêu biểu của Việt Nam: Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký (thời Trần); Ngô Sỹ Liên và các sử thân nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư (thời Lê sơ); Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (thời Nguyễn); Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, 3 tập; Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, 4 tập.
- Lịch sử thế giới
+ Khái niệm: là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện đến ngày nay.
+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin mục 4 sách CĐHT tr.9, 10 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu
tìm hiểu Lịch sử
dân tộc Lịch sử
thế giới
Khái niệm ? ?
Nội dung chính ? ?
Ví dụ ? ?
- GV khuyến khích các nhóm giới thiệu những cuốn về lịch sử Việt Nam, thế giới. Nội dung giới thiệu theo gợi ý:
+ Tên cuốn sách.
+ Tên tác giả.
+ Tên nhà xuất bản.
+ Nội dung chính/điểm nổi bật.
+ Ý nghĩa/tác dụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin mục 4 sách CĐHT tr.9, 10 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới theo Phiếu học tập số 2:
+ Khái niệm.
+ Nội dung chính.
+ Ví dụ.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn và bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới. 4. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới
Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 bên dưới hoạt động 4.

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu
tìm hiểu Lịch sử dân tộc Lịch sử thế giới
Khái niệm Là lịch sử của một cộng đồng quốc gia – dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất. Là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
Nội dung chính Là lịch sử chung của tất cả các địa phương tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,…từ thời nguyên thủy đến ngày nay. - Thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhận loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội,….
- Là lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.
Ví dụ Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại cương lịch sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam,… Lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử thế giới cận đại,…
II. MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
Hoạt động 5: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Đối tượng, phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.
- Khái lược tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Việt Nam trải qua các giai đoạn với những đặc trưng nổi bật.
c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:
- Đối tượng, phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Khái lược tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV chia lớp HS thành 4 nhóm để tìm hiểu về một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm (các nhóm tìm hiểu trước ở nhà):
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử tử tưởng Việt Nam.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam.
- GV yêu cầu các nhóm căn cứ vào nhiệm vụ học tập của nhóm, dựa vào nội dung khai thác tương ứng trong sách CĐHT và tài liệu sưu tầm của nhóm để thảo luận nhiệm vụ được giao của nhóm mình, cử đại diện trình bày trước lớp kết làm việc quả của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 1 - Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam :
+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.
+ Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam và các nét chính của từng thời kì.
- GV yêu cầu nhóm 1 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 1 – lịch sử văn hóa Việt Nam.
- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam:
+ Hình 10, 11: minh chứng về sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài (văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa), làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân tộc, tạo dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

+ Hình 13: tổng thể về tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm 1 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử văn hóa Việt Nam.
- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 1 – lịch sử văn hóa Việt Nam.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm 1 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:
+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.
+ Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam và các nét chính của từng thời kì.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 1 và kết luận:
+ Việt Nam là một quốc gia – dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời và phong phú, với rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc.
+ Trải qua quá trình thích ứng, chế ngự thiên nhiên, tổ chức cuộc sống, các cộng đồng dân cư Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hóa bản địa, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa bên ngoài.
+ Trong công cuộc đổi mới, văn hóa là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực quan trọng được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc.
=> Nền văn hoá Việt Nam trong tất cả các thời kì lịch sử đểu hướng tới sự thống nhất trên cơ sở của ba truyền thống lớn: truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, tính cố kết cộng đồng cao và truyền thống khoan hoà, nhân ái. Thống nhất trong đa đạng là một trong những đặc điểm chính, bao trùm của văn hoá Việt Nam trong tất cả các thời kì lịch sử.
- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 


5. Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam
a) Đối tượng, phạm vi của lịch sử Việt Nam
- Đối tượng: toàn bộ đời sống văn hóa, bao gồm các thành tựu, giá trị truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
- Phạm vi: toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy đến nay.
b. Khái lược tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam
Đính kèm bảng phía dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam Nét chính của các thời kì
Thời nguyên thủy Đã có con người sinh sống với những bằng chứng, dấu tích cư trú và lao động của con người từ thời kì đồ đá được tìm thấy có niên đại cách ngày nay khoảng 1 vạn đến 80 vạn năm.
Thời kì dựng nước Gần 3 000 năm trước đã hình thành và phát triển 3 trung tâm văn minh với 3 quốc gia: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam.
Thời kì quân chủ độc lập (từ thế kỉ X) Diễn ra quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu các tinh hoa văn hóa phương Tây.
Thời kì cận đại Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh, bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông. Đồng thời, chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thời kì hiện đại - Đời sống văn hóa thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng.
- Trong công cuộc đổi mới, văn hóa là nền tảng tinh thần, là một nguồn lực quan trọng được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và khái quát vấn đề lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:
- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 2 - Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam
+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.
- GV yêu cầu nhóm 2 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 2 – lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam: khai thác sơ đồ Hình 19 để nhận thức được khái quát về lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm 2 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử văn hóa Việt Nam.
- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 2 – lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm 1 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:
+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 2 và kết luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- GV chuyển sang nội dung mới. 6. Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam
a) Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam
- Đối tượng: là toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung và của từng cộng động người nói riêng. Trong đó, các tôn giáo, lí thuyết, triết học tư tưởng chính trị và các trường phái khoa học là những hình thức thể hiện tiêu biểu nhất của tư tưởng, tạo nên bộ phận cốt lõi, có ảnh hưởng to lớn trong đời sống con người.
- Phạm vi:
+ Theo nghĩa rộng: bao gồm toàn bộ hoạt động nhận thức của con người Việt Nam về thế giới xung quanh.
+ Theo nghĩa hẹp: nghiên cứu và tái hiện lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng, lí thuyết triết học,…
b) Khái lược tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam
Đính kèm bảng nét chính của lịch sử tử tưởng Việt Nam qua các thời kì phía dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 


KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
Thời kì cổ - trung đại Thời kì cận – hiện đại
Cơ sở:
- Tình yêu lao động, cùng nhau chung sống lương thiện, nhân ái, nghĩa tình, cùng đoàn kết, dũng cảm đương đầu với thiên tai, địch họa.
- Yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo,…để làm giàu thêm kho tàng tư tưởng chính trị và đời sống tinh thần của dân tộc theo hệ tư tưởng quân chủ - phong kiến tập quyền. - Đã tiếp nhận có chọn lọc những ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ từ các nước phương Tây và phương Đông, hình thành trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ ở Việt Nam.
- Đặc biệt là sự xuất hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, vận dụng tư tưởng chính trị Việt Nam, tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin, tinh hoa tư tưởng chính trị của nhân loại.
 Tư tưởng HCM và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN là sự kế thừa, phát triển đến đỉnh cao của lịch sử tư tưởng Việt Nam, là nhân tố mở đường thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước trong TK XX, XXI.
Giá trị cốt lõi của tư tưởng chính trị Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, khoan hòa, nhân ái.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.
- Tóm tắt được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và khái quất vấn đề lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Đối tượng của lịch sử xã hội.
- Tóm tắt những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam qua các thời kì lịch sử:
+ Thời kì dựng nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc.
+ Thời kì Bắc thuộc.
+ Thời kì quốc gia quân chủ tập quyền (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).
+ Thời kì cận đại (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945).
+ Thời kì hiện đại (giai đoạn từ năm 1945 đến nay).
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi vào vở:
- Đối tượng của lịch sử xã hội.
- Những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 3 - Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam
+ Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam
+ Những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.
- GV yêu cầu nhóm 3 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 3 – lịch sử xã hội Việt Nam.
- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam:
+ Khai thác Hình 21, kết hợp khai thác thông tin trong mục từ đó khái quát được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam qua các giai đoạn.

+ Nắm rõ cấu trúc, nội dung, mối quan hệ giữa ba hợp phần của sơ đồ (cơ sở nền tảng, xu hướng phát triển qua các giai đoạn, giá trị cốt lõi) để việc nhận thức khái quát về sự phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam được đúng đắn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm 3 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử xã hội Việt Nam.
- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 3 – lịch sử xã hội Việt Nam.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm 3 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:
+ Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam
+ Những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 3 và kết luận về lịch sử xã hội Việt Nam.
- GV chuyển sang nội dung mới. 7. Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam
a) Đối tượng của lịch sử xã hội
Là toàn bộ đời sống xã hội loài người trong quá khứ, bao gồm:
- Cấu trúc xã hội, các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức và các phong trào xã hội.
- Các quan hệ xã hội, vai trò, vị thế của cá nhân, nhóm trong xã hội, các hình thức của phân biệt xã hội và kì thị xã hội,…
b) Khái lược về xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại
Đính kèm phía dưới hoạt động bảng tóm tắt những nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.

 

 

 

 

NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM
Thời kì cổ - trung đại Thời kì cận – hiện đại
Cơ sở:
- Sự tồn tại bền vững của cộng đồng địa phương.
- Vai trò của gia đình.
- Phân hóa xã hội không triệt để.
- Cộng đồng người đã được tổ chức thành xã hội có độ gắn kết tương đối cao để cùng sản xuất nông nghiệp, giao thương, đối đầu với thiên tai, địch họa.
- Dù bị nô dịch bởi bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc nhưng người Việt vẫn tiếp tục duy trì các cộng đồng nông thôn.
- Các cộng đồng dân cư Việt Nam cùng nhau xây dựng xã hội hài hòa, đoàn kết.
- Xuất hiện thành thị, cảng thị.
- Cư dân chia làm 4 nhóm chính: sĩ, nông, công thương. - Từ 1945-1954: các giai cấp, tầng lớp cùng đoàn kết, thực hiện thành công nhiệm vụ kháng chiến.
- Từ 1954-1975: công nhân, nông dân tập thể, viên chức, trí thức.
- Từ 1975-1986: giai cấp nông dân, công nhân, trí thức là những thành phần xã hội cơ bản.
- Từ 1986 đến nay: ngoài công nhân, nông dân còn có doanh nhân, nhiều tầng lớp khác.
Giá trị chủ đạo: yêu nước, đoàn kết, khoan hòa, nhân ái.
Hoạt động 8: Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải thích được đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam.
- Tóm tắt được nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam.
 Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và khái quất vấn đề lịch sử cho HS.
b. Nội dung:
- Đối tượng của lịch sử kinh tế nói chung, lịch sử kinh tế Việt Nam nói riêng.
- Khái quát hoá sự phát triển của lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi vào vở:
- Đối tượng của lịch sử kinh tế nói chung, lịch sử kinh tế Việt Nam nói riêng.
- Sự phát triển của lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 4 - Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam
+ Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam
+ Những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam Việt Nam qua các thời kì.
- GV yêu cầu nhóm 4 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 4 – lịch sử kinh tế Việt Nam.
- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam:
+ Khai thác và phân tích các Hình 22, 23, 24 tr.21 và một số tư liệu hình ảnh khác (nếu có) nhằm chứng minh cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.


+ Khai thác Hình 25 để xây dựng trục thời gian, gắn liền với các nội dung cốt lõi thể hiện các giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế Việt Nam theo cách của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm 4 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử xã hội Việt Nam.
- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 4 – lịch sử kinh tế Việt Nam.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm 4 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:
+ Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam
+ Những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam Việt Nam qua các thời kì.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 3 và kết luận về lịch sử kinh tế Việt Nam.
- GV chuyển sang nội dung mới. 8. Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam
a) Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam
- Đối tượng của lịch sử kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương thức sản xuất, bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, các tư tưởng kinh tế, các tổ chức kinh tế, sản phẩm của lao động sản xuất.
- Tìm hiểu về đời sống kinh tế giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông.
b. Khái lược tiến trình lịch sử kinh tế Việt Nam
Đính kèm bên dưới hoạt động bảng tóm tắt những nét chính về lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.

Các thời kì phát triển lịch sử kinh tế Việt Nam Những nét chính
Thời kì dựng nước đầu tiên - Cư dân Văn Lang – Âu Lạc cổ đã biết tổ chức một nền nông nghiệp lúa nước khá phát triển. Bên cạnh đó, họ còn làm các nghề khác nhau: thủ công, chài lưới,…
- Cư dân Chăm-pa, Phù Nam tích cực tham gia vào các hoạt động giao thương trên biển.
Thời kì Bắc thuộc và thời kì quân chủ độc lập - Nền nông nghiệp lúa nước gắn với những hệ thống công trình thủy lợi to lớn.
- Thủ công nghiệp với hàng nghìn làng nghề thủ công, đáp ứng nhu cầu trong vùng, trong nước, buôn bán đến nhiều nước trên thế giới.
Thời kì cận đại - Nhiều yếu tố sản xuất hiện đại được du nhập.
- Một số hình thức tổ chức sản xuất mới dần xuất hiện: đồn điền, công ty, xí nghiệp, hầm mỏ,…
- Tuy nhiên, do chính sách bóc lột của thực dân Pháp, đa số người dân Việt Nam không được thụ hưởng thành quả kinh tế mang lại, nạn chết đói hàng loạt đã xảy ra.
Thời kì hiện đại - Từ sau năm 1945, nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, đời sống nhân dân khó khăn.
- Trong thời kì đổi mới, tư duy kinh tế, cách thức tổ chức, vận hành nền kinh tế quốc dân, chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp bị xóa bỏ. Tiềm lực kinh tế quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào các hệ thống kinh tế toàn cầu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết bài tập nhận thức, thông qua đó củng cố kĩ năng, khái quát hóa lịch sử cho HS, góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về Các lĩnh vực của sử học, giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
c. Sản phẩm: Phần thuyết minh, giới thiệu của HS về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Em hãy cùng nhóm bạn tìm hiểu và giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về Các lĩnh vực của sử học, giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp: Giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ phần thuyết minh, giới thiệu của các nhóm .
- GV cho HS tham khảo một số thông tin về bộ thông sử Đại Việt Sử Kí Toàn Thư:
+ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
+ Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội phát hành lần đầu năm 1993.

+ Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó, HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốt đời của HS.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về Các lĩnh vực của sử học, tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường các em đang học tập.
c. Sản phẩm: Thuyết trình về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường HS đang học tập.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu 6 nhóm HS tiếp tục thảo luận, trao đổi.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Giả sử lớp em được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường các em đang học tập. Hãy cùng thảo luận và xác định một số vấn để sau đây rồi báo cáo trước lớp:
+ Em sẽ lựa chọn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu này theo hình thức nào: thông sử hay theo lĩnh vực?
+ Đối tượng, phạm vi của vấn để nghiên cứu là gì?
+ Nêu nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
+ Hoàn thiện kết quả nghiên cứu của nhóm và báo cáo trước lớp.
- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận:
+ Trình bày bài báo cáo theo hình thức nào?
+ Đối tượng, phạm vi cần nghiên cứu là gì?
+ Nội dung nghiên cứu là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về Các lĩnh vực của sử học, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường HS đang học tập.
- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp: Thuyết trình về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường HS đang học tập.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ phần thuyết trình của các nhóm.
- GV kết thúc nội dung học tập chuyên đề 1.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; phạm vi, đối tượng, nội dung cơ bản của thông sử và một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử Việt Nam.
+ Một số khái niệm cơ bản như: “thông sử”, “lịch sử dân tộc”, “lịch sử thế giới”.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 4 phần Luyện tập và câu hỏi 1 phần Vận dụng sách CĐHT tr.22.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức trong Chuyên đề 2 – Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức cả năm, Giáo án word chuyên đề lịch sử 10 KNTT, Giáo án chuyên đề lịch sử 10 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC