Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án thể dục 10 kết nối tri thức. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức
Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức

Xem video về:Tải GA word thể dục 10 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án thể dục THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG (12 tiết)

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được cấu trúc kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu bàn chân.
  • Ghi nhớ được tên gọi và các giai đoạn và tên gọi của kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu giữa bàn chân.
  • Biết cách tập luyện và tổ chức luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng giữa bàn chân, mu giữa bàn chân.
  • Biết cách nhận biết, đánh giá và sửa chữa những sai sót thường mắc trong luyện tập của bản thân, của bạn.
  • Biết cách giữ vệ sinh và an toàn trong luyện tập.
  • Trình bày được hiểu biết về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và mu bàn chân.

BÀI 1: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN (6 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
  • Rèn luyện kĩ năng tự học, tự tổ chức các hình thức tập luyện.
  • Chủ động tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện thân thể thường xuyên.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
  • Biết phát hiện, sửa sai thông qua nghe, quan sát, luyện tập của bản thân, tổ, nhóm.
  • Vận dụng được những hiểu biết về kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân để tự luyện tập.
  • Chủ động ghi nhớ kĩ thuật và cách luyện tập, tích cực tự học và và vận dụng để rèn luyện thân thể.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thự, trách nhiệm trong học tập và luyện tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Hình ảnh minh họa, video liên quan đến bài học.
  • Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện.
  1. Đối với học sinh
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV.
  4. Sản phẩm học tập: HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS:

+ Khởi động chung:

  • Chạy chậm theo vòng tròn.
  • Xoay các khớp.

+ Khởi động chuyên môn:

  • Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ, chạy chuyển hướng.
  • Chạy đá lăng cẳng chân ra trước, sang hai bên, vào trong; quay sang phải, sang trái.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi Dẫn bóng luồn cọc tiếp sức:

+Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ Thực hiện: Lần lượt từng bạn của mỗi đội dẫn bóng luồn cọc đến đích. Bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích, đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, trong thi đấu bóng đá, kĩ thuật đá bóng được sử dụng nhằm mục đích gì?

+ Nêu tên gọi các kĩ thuật đá bóng mà em biết. Theo em, tên gọi các kĩ thuật đá bóng được xác định thông qua yếu tố nào?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Khởi động chung, khởi động chuyên môn, chơi trò chơi.

+ Trả lời câu hỏi:

  • Trong thi đấu bóng đá, kĩ thuật đá bóng được sử dụng nhằm mục đích để chuyền bóng cho đồng đội, ghi bàn thắng.
  • Tên gọi các kĩ thuật đá bóng: đá bóng bằng lòng bàn chân, bằng má ngoài bàn chân,…Tên gọi các kĩ thuật đá bóng được xác định thông qua vị trí tiếp xúc giữa bàn chân và bóng.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, đá bóng luôn được coi là một chủ đề học tập và rèn luyện phổ biến, lí thú, hấp dẫn và thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Trước hết, để nắm được kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và bước đầu luyện tập trong bài học hôm nay – Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.

SOẠN THỂ DỤC 11 KNTT CHUẨN:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân và thực hiện được động tác theo hiệu lệnh của GV.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt các động tác theo hiệu lệnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức mới:

+ Đá bóng bằng lòng bàn chân là kĩ thuật có điểm tiếp xúc giữa lòng bàn chân với bóng tương đối lớn nên đường bóng đi ổn định, có độ chính xác cao, thường được sử dụng để chuyền bóng và đá bóng vào cầu môn.

+ Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân gồm 5 giai đoạn: chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và kết thúc.

- GV giới thiệu tranh minh họa, phổ biến và thực hiện cho HS kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân:

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận (chân trụ) đặt trước, bàn chân đặt ngang với bóng, cách bóng 10 – 15 cm và thẳng hướng đá bóng đi. Chân thuận (chân đá bóng) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân trước.

+ Thực hiện: Đưa nhanh chân thuận từ sau ra trước, dùng lòng bàn chân đá vào phần giữa, phía sau bóng.

 

+ Kết thúc: Chân đá bóng tiếp tục lăng ra trước theo hướng bóng đi và trở về tư thế chuẩn bị.

- GV cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác.

- GV gọi HS khác nhận xét, chỉnh sửa động tác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Kĩ thuật đứng tại chỗ đá bóng bằng lòng bàn chân

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, quan sát GV thực hiện động tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập dưới sự hướng dẫn và khẩu lệnh của GV.

 

 

 

Hoạt động 2: Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sự phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo tổ, theo nhóm và luyện tập các động tác theo hiệu lệnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu tranh minh họa, phổ biến và thực hiện cho HS phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân:

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng sau bóng, cách bóng 1, 3 hoặc 5 bước chân. Chân thuận (chân đá bóng) đặt trước, bàn chân hướng về phía bóng. Chân không thuận (chân trụ) đặt sau, cách chân trước một bước, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân.

+ Thực hiện: Chạy đà ra trước 1, 3 hoặc 5 bước, ở bước đà cuối vươn dài chân ra trước để đặt chân trụ và đá bóng.

+ Kết thúc: Bước ra trước 1 – 2 bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng.

- GV cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu.

- GV chỉ dẫn các sai sót thường gặp trong luyện tập:

+ Bước chạy đà không đều nên chân trụ dễ đặt sai vị trí.

+ Đặt chân trụ sai vị trí nên khi tiếp xúc bóng không chuẩn xác.

+ Chân trụ không vững nên dễ mất thăng bằng khi thực hiện giai đoạn tiếp theo.

+ Vung chân lăng không dứt khoát, chưa tạo lực cần thiết.

+ Khi vung chân lăng không mở gối và xoay bàn chân sang ngang, do vậy tiếp xúc bóng sai vị trí , bóng đá đi không có lực, thiếu chính xác.

+ Khi lòng bàn chân tiếp xúc bóng, cổ chân không chắc nên đường bóng đi không căng, không chính xác.

+ Bị căng cứng khi thực hiện nên phối hợp động tác không có tính nhịp điệu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác.

- GV gọi HS khác nhận xét, chỉnh sửa động tác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, quan sát GV thực hiện động tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập dưới sự hướng dẫn và khẩu lệnh của GV.

 

 

 

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh.
  4. Sản phẩm học tập: HS làm luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, chơi trò chơi.
  5. T chc thc hin:

Luyện tập

Luyện tập cá nhân

- GV phổ biến nội dung và yêu cầu tập luyện:

+ Luyện tập bài tập bổ trợ: Tại chỗ và di chuyển luân phiên tâng bóng bằng đùi chân thuận, chân không thuận.

+ Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển mô phỏng động tác đặt chân trụ, vung chân đá bóng kết hợp xoay lòng bàn chân ra trước.

+ Luyện tập có bóng:

  • Tại chỗ đá bóng vào tường với cự li 3 - 4 m, tăng dần lực và khoảng cách đá bóng.
  • Phối hợp chạy đà đá bóng vào tường với cự li 5 -7 m, tăng dần tốc độ chạy đà và lực đá bóng.

- HS tiếp nhận, thực hiện luyện tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

Luyện tập cặp đôi

- GV phổ biến nội dung và yêu cầu tập luyện:

+ Luân phiên giữ bóng bằng gan bàn chân giúp bạn luyện tập đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng bằng lòng bàn chân.

+ Phối hợp truyền bóng cho nhau bằng lòng bàn chân với cự li 3 -5 m.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện luyện tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

Luyện tập nhóm

- GV phổ biến nội dung và yêu cầu tập luyện: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập đá bóng bằng lòng bàn chân:

+ Nhóm 3, 4 bạn đá chuyền bóng cho nhau với cự li 4 - 6 m.

+ Chạy 1, 3, 5 bước, đá chuyền bóng cho nhau với cự li 6 - 8m.

+ Phối hợp di chuyển và đá bóng lăn sệt ngược chiều bằng lòng bàn chân.

+ Phối hợp di chuyển và đá bóng lăn sệt cùng chiều bằng lòng bàn chân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện luyện tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

Trò chơi vận động: Kẹp bóng bật nhảy tiếp sức

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Kẹp bóng bật nhảy tiếp sức.

- GV hướng dẫn HS:

+ Mục đích: Rèn luyện sức mạnh và năng lực phối hợp vận động.

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ Thực hiện: Lần lượt từng bạn của mỗi đội kẹp bóng giữa hai cẳng chân bật nhảy đến đích, bạn tiếp theo chỉ xuất phát khi bạn thực hiện trước đã vượt qua vạch đích. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chơi trò chơi. 

- GV nhận xét, đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV thay đổi hình thức và yêu cầu HS thực hiện tại nhà nhiệm vụ: Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, trò chơi vận động để vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân không thể tạo ra đường bóng mạnh và xa.

+ Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng lăn sệt cùng chiều, ngược chiều bằng lòng bàn chân thường được sử dụng trong tình huống nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân không thể tạo ra đường bóng mạnh và xa vì khi đá bóng phải hướng đầu gối và bàn chân sang ngang, điều đó đã hạn chế đáng kể tốc độ phát lực, hướng phát lực của chân đá bóng.

+ Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng lăn sệt cùng chiều, ngược chiều bằng lòng bàn chân thường được sử dụng trong tình huống chuyền bóng phối hợp đồng đội, phá bóng khi đối phương tổ chức tấn công và tấn công cầu môn đối phương.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, theo tổ và trả lời câu hỏi:

+ Ưu điểm và hạn chế của kĩ thuật đá bóng lòng bàn chân là gì?

+ Vị trí đặt chân trụ có ý nghĩa như thế nào đối với kĩ thuật đá bóng?

- HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ:

+ Ưu điểm của kĩ thuật đá bóng lòng bàn chân là có độ chính xác cao vì có diện tích tiếp xúc giữa chân và bóng lớn. Hạn chế là tốc độ bóng châm, khoảng cách không xa do lực đá bóng không thể đạt được tối đá.

+ Vị trí đặt chân trụ có ý nghĩa quyết định độ chính xác vị trí tiếp xúc giữa bàn chân và bóng. Quyết định hướng và góc độ phát lực của chân đá bóng.

- GV nhận xét, đánh giá.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

Bài tập thể dục khởi động, luyện tập kĩ thuật, trò chơi vận động,….

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án thể dục 10, giáo án thể dục 10 kết nối, giáo án thể dục 10 sách mới kntt, giáo án sách kết nối 10 thể dục

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC