Tải GA word giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều
Dưới đây là giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải GA word giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều
Đầy đủ Giáo án kinh tế pháp luật THPT cánh diều
- Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều
- Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều
- Giáo án chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 mới năm 2023 cánh diều
- Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử kinh tế pháp luật 11 cánh diều
- Giáo án kinh tế pháp luật 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 cánh diều
- Tải GA word giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯƠC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 11: CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở Việt Nam.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với đất nước.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh, video, hình vẽ có liên quan đến nội dung bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
SOẠN KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU SOẠN CHI TIẾT KHÁC:
- Tải GA word giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 cánh diều
- Giáo án word chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều cả năm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định tên các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
+ Hình 1: Đảng Cộng sản Việt Nam.
à Là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
+ Hình 2: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
à Là cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: Lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
+ Hình 3: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
à Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Hình 4: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
à Là chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tổ chức được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước.
- GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi quốc gia đều có một hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố được liên kết với nhau thông qua các cơ chế vận hành nhằm thực thi quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị, ngoài những đặc điểm cấu trúc chung, cũng có những đặc trưng thể hiện bản sắc chính trị riêng. Để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam, biết phế phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở Việt Nam và thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam; đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Hệ thống chính trị là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát bảng SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ sau: + Hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam. + Hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam. - GV chốt lại: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1-4 trong mục 1b và trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam. + Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam. - GV chốt lại: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm + Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. + Được xây dựng trên nền tảng lí luận của CNXH Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. + Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. + Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam - Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị. - Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam (đính kèm bên dưới hoạt động). - Trình bày hiểu biết về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị: + Đảng Cộng sản Việt Nam: là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. · Các tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Ví dụ: Đoàn luật sư; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. · Các tổ chức phi chính phủ: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào, tuy nhiên sống nhờ chính phủ nào thì ủng hộ chính phủ đó. Bao gồm các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và hàng trăm tổ chức Phi chính phủ Việt Nam. Ví dụ Hội thầy thuốc trẻ, Hội sinh vật cảnh,... · Các tổ chức tôn giáo: là tổ chức tôn giáo có đăng kí, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, cùng chung tay với nhà nước cứu trợ thiên tai, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa,...Ví dụ Phật giáo, Công giáo, Tin lành,... b. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam - Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam: + Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội. + Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba bộ phận đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Hệ thống chính trị ở VN gồm nhiều tổ chức có tính chất, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. + Tất cả các các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. - Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam: + Là hạt nhân của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. + Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. |
SOẠN KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CHUẨN KHÁC:
Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK tr.69 và trả lời câu hỏi: + Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai? + Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào? - GV chốt lại: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc + Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. + Đảm bảo tính pháp quyền. + Đảm bảo tính tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. + Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ. - Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc: + Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. + Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nghĩa vụ của công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, đọc tình huống 1, 2 SGK tr.68, 69 và trả lời câu hỏi: + Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học. + Em học được điều gì từ những hành động của bạn A. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Tìm hiểu thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam - Trường hợp 1: + Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S: · Không tích cực, tự giác tham gia góp ý cho báo cáo của Đoàn trường. · Có ý nghĩ sai lệch, không có trách nhiệm vì cho rằng đây là việc Ban chấp hành chi đoàn và đã có nhiều bạn khác phát biểu. à Đây là suy nghĩ và hành động cần phê phán. + Cần góp ý với bạn S để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học: · Đưa ra các ý kiến cho Đại hội Đoàn trường là trách nhiệm không chỉ của riêng BCH Chi đoàn mà còn là của tất cả các thành viên trong chi đoàn. · Việc đưa ra ý kiến đóng góp vào báo cáo còn là quyền lợi của mỗi học sinh. - Trường hợp 2: + Hành động của bạn A: Tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động do Đoàn thanh niên phát động. + Những hành động của A thể hiện bạn là người có trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của HS, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn. |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diều
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 kết nối tri thức
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng – liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.70.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1.
Gợi ý:
- Câu đúng: A, D, E.
- Câu sai: B, C
Câu 2.
- Nhận xét về hành vi của M: Hành vi sai trái vì đã đồng tình với những lời nói xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.
- Nếu là K em sẽ:
- Giải thích cho bạn đây là hành vi sai trái, đáng lên án và phê phán.
- M cần gỡ ngay nút thích trên một nội dung đó và hủy bỏ theo dõi các trang mạng đó.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Vận dụng.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng – liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.70.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 2.
Gợi ý:
Với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam thật vĩ đại! Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là lãnh tụ của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng là chính đảng cách mạng duy nhất được giai cấp, dân tộc trao cho sứ mệnh lịch sử.
Điều 4 Hiến pháp năm 2013 chế định rõ:
- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
- Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn.
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề chiến lược có tính nguyên tắc, bởi vậy, cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng tiếp tục tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng; không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới.
Câu 2.
Gợi ý
- Truyên truyền về chủ trương, nội dung xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức các hoạt động tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn.
- Thanh niên tham gia phát triển kinh tế nông thôn.
- Tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.
- Thanh niên xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn.
- Tổ chức kết nghĩa giữ các đơn vị Đoàn trực thuộc và các xã điểm xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở nông thôn.
- HS tiếp nhận, thực hành nhiệm vụ tại nhà.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác