Tải GA word địa lí 10 cánh diều
Dưới đây là giáo án địa 10 cánh diều. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải GA word địa lí 10 cánh diều
Đầy đủ Giáo án đia lí THPT cánh diều
- Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 11 cánh diều
- Bài giảng điện tử Địa lí 12 cánh diều
- Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Địa lí 12 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án chuyên đề địa lí 11 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử địa lí 11 cánh diều
- Giáo án địa lí 11 mới năm 2023 cánh diều
- Giáo án word chuyên đề địa lí 10 cánh diều cả năm
- Bài giảng Powerpoint địa lí 10 cánh diều
- Tải GA word địa lí 10 cánh diều
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 10: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
BÀI 29: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Lấy được ví dụ cụ thể để chứng minh vai trò của môi trường và của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển xã hội loài người.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy mô tả những hình ảnh mà em quan sát được.
+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Hình ảnh nói về rừng, núi, sông hồ, động vật, thực vật, khoáng sản.
+ Đây là những yếu tố tự nhiên bao quanh con người, tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những yếu tố tự nhiên bao quanh con người, tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người chúng ta quan sát được ở trên chính là môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người khai thác khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Vậy, môi trường và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay – Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
SOẠN ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU SOẠN CHI TIẾT KHÁC:
- Bài giảng Powerpoint địa lí 10 cánh diều
- Giáo án word chuyên đề địa lí 10 cánh diều cả năm
- Tải GA word địa lí 10 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 29.1 – Sơ đồ các thành phần của môi trường và đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr. 116, 117 và trả lời câu hỏi: + Môi trường là gì ? + Hãy nêu các thành phần của môi trường. Lấy ví dụ cụ thể.
- GV chốt lại: Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm chung của môi trường. - GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Nêu một số đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên. + Nhóm 2: Nêu một số đặc điểm nổi bật của môi trường xã hội. +Nhóm 3: Nêu một số đặc điểm nổi bật của môi trường nhân tạo. + Nhóm 4: Nêu mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Gv yêu cầu HS quan sát Hình 29.2 – Sơ đồ vai trò của môi trường SGK tr.117 và trả lời câu hỏi: Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về môi trường a. Khái niệm - Khái niệm môi trường: + Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020: Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. + Theo UNESCO, 1981: Bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. - Các thành phần của môi trường: + Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên như ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước, địa chất, địa hình, khoáng sản, khí hậu, sinh vật,... + Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáo dục,... + Môi trường nhân tạo: bao gồm các nhân tố do con người tạo nên như công viên, trường học, bệnh viện, nhà máy, công sở,... Đặc điểm - Đặc điểm chung của môi trường: + Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người. + Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người. - Kết quả Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1, 2, 3 (đính kém bảng bên dưới hoạt động). + Nhóm 4: · Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo: có mối quan hệ mật thiết, tác động ảnh hưởng qua lại với nhau và không tách rời. · Việc tạo nên những thành phần quan trọng của môi trường nhân tạo không thể thiếu những yếu tố của môi trường tự nhiên như địa hình, cây xanh, cảnh sắc … Điều này làm cho môi trường tự nhiên ngày càng hết sạch. Tuy nhiên, các yếu tố của môi trường tự nhiên sẽ không sống sót được nếu không có sự tác động của con người, giúp tái tạo môi trường tự nhiên. c. Vai trò - Ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội: + Tạo ra không gian sống cho con người và sự vật. Ví dụ: để sống và làm việc, con người cần một không gian thích hợp cho việc ăn ở, sản xuất, nghỉ ngơi, vui chơi,… Môi trường sống thích ứng được với những yêu cầu đó của con người. + Chứa đựng và cung cấp các nguồn TNTN cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Ví dụ: rừng cung cấp gỗ, bảo tồn độ phì nhiêu của đất, cân bằng hệ sinh thái,… ; đất là nơi con người xây dựng nhà cửa, nhà máy, công ty,… + Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra. Ví dụ: Khi tiếp nhận những chất thải do con người tạo ra, dưới sự tác động của nhiều yếu tố trong môi trường, các chất thải sẽ được phân hủy thành nhiều dạng hoặc chất khác nhau và có thể được tái sử dụng trở lại. Có nhiều chất thải không thể phân hủy được và vẫn tồn tại trong môi trường (túi ni-lông,...), tạo thành những chất độc gây hại cho môi trường, kéo theo những hiểm họa cho cuộc sống của con người và sinh vật. + Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình. Ví dụ: · Cung cấp các chỉ thị không gian tạm thời mang tính chất báo động sớm trước khi xảy ra các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất,.... · Lưu trữ và cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác,... |
SOẠN ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU CHUẨN:
Một số đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên,
môi tường xã hội, môi trường nhân tạo
Môi trường | ||
Môi trường tự nhiên | Môi trường xã hội | Môi trường nhân tạo |
- Luôn tồn tại sự tương tác giữa động vật, thực vật, đất, nước, các sinh vật sống và sinh vật không sống. - Đều là những vật chất sản sinh bởi quá trình tự nhiên. | - Con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. - Các yếu tố của môi trường xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục… xoay quanh con người và con người lấy đó làm làm mục tiêu sống cho mình. | - Được ứng dụng để thay thế một phần nhỏ cho môi trường tự nhiên đã bị hao mòn. - Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Khái niệm SGK tr.117 và trả lời câu hỏi: + Tài nguyên thiên nhiên là gì? + Nêu ví dụ vụ thể.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Đặc điểm, quan sát Hình 29.3 – Sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên thông dụng nhất SGK tr.117, 118 và trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên. + Phân loại tài nguyên thiên nhiên. Nêu ví dụ cụ thể. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, những tài nguyên thiên nhiên nào quan trọng nhất với xã hội loại người.
- GV yêu cầu HS đọc mục Vai trò SGK tr.118 và trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người. + Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên a. Khái niệm - Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người. - Ví dụ: đất, sinh vật, gió, sóng, thủy triều, năng lượng mặt trời,... Đặc điểm - Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên: + Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ. + Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử. + Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định. Nhiều loại tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt trong khi nhu cầu cho sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên. - Phân loại tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên thiên nhiên vô hạn: năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều và sóng, năng lượng gió,.... + Tài nguyên thiên tái tạo được: nước ngọt, đất, sinh vật,…. Tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức như ngày nay, nhiều loại tài nguyên tái tạo không có khả năng hồi phục nữa. + Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được: tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng như khoáng sản, các loại than đá, quặng đồng, chì, sắt, nhôm, đá vôi… - Những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất với xã hội loại người: + Không khí: không khí sạch quan trọng đối với tất cả các loài thực vật, động vật, con người để tồn tại. + Nước: 70% diện tích Trái đất được bao phủ bởi nước và chỉ 2% trong số đó là nước ngọt. + Đất: cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. + Sắt: được sử dụng để chế tạo vũ khí mạnh, phương tiện giao thông và các tòa nhà,... + Rừng: cung cấp không khí sạch và bảo tồn hệ sinh thái của thế giới. Vai trò - Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người: + Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên, thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ví dụ: · Thiên nhiên cung cấp các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt, khai thác của con người. · Người sống tại khu vực Đông Á là nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng, nhiều nguồn nước… người dân chủ yếu định cư dọc các con sông, phát triển nghề trồng lúa nước. Người sống tại khu vực châu Âu là nơi có khí hậu mát mẻ thường trồng các giống cây thực phẩm như lúa mì để sinh sống. + Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng cho tích lũy, tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều nước đang phát triển đã khai thác tài nguyên thiên nhiên cho xuất khẩu để có vốn tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh tế. Ví dụ: · Phát triển và khai thác các mỏ dầu ngoài khơi. · Xuất khẩu than đá ở Quảng Ninh với chất lượng cao và phù hợp với sản xuất điện để đảm bảo cân đối thương mại. |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diều
- Giáo án tất cả các môn lớp 11 kết nối tri thức
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Câu 1: Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2: Hãy lấy ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Câu 1. Để bảo vệ môi trường cần:
+ Thay đổi nhận thức (coi thiên nhiên đơn giản là đối tượng để khai thác, luôn thể hiện vai trò làm chủ thiên nhiên,...).
+ Xây dựng lối sống thân thiện với thiên nhiên (giảm thiểu những hành động làm suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên) như không sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm nước, tắt điện khi không sử dụng, sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt, đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng,...
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm,...
Câu 2. Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
+ Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng.
+ Xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,…
+ Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn môi trường: Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Câu 1. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu những mối đe dọa với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay?
Câu 2. Nêu hiện trạng của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Câu 1. Những mối đe dọa sau với tài nguyên thiên nhiên bởi chúng tác động rất xấu đến sự sống cũng như phát triển của con người, các loài sinh vật:
- Ô nhiễm môi trường: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân là do các ngành sản xuất và sử dụng hóa chất, nhựa trong quá trình hoạt động của họ dẫn đến ảnh hưởng hệ thống đất và nước, hủy hoại đời sống thủy sinh.
- Tình trạng bùng nổ dân số: khi dân số bùng nổ khiến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo, con người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như nước, đất nông nghiệp, khoáng sản và động vật hoang dã dẫn đến cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Tại các quốc gia có sự gia tăng bùng nổ dân số, sẽ gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến suy thoái môi trường.
- Phát triển nền kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế tạo ra các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới, đòi hỏi rất nhiều tài nguyên như đất đai, năng lượng, nước và nhân lực.
- Khí hậu thay đổi: biến đổi khí hậu gây ra những tình trạng vô cùng nguy hiểm như: lũ lụt quá mức, thời tiết khắc nghiệt, động đất và các thiên tai khác....chúng đe dọa lối sống của nhiều loài dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài.
- Lối sống hiện đại: con người cần nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu.
Câu 2. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể như:
- Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.
- Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác