Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều

Dưới đây là giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều

Xem video về:Tải GA word hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều

Đầy đủ Giáo án hoạt động trải nghiệm THPT cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
  • Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp.
  • Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung.
  • Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu truyền thống nhà trường và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
  • Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè.
  • Thực hiện nội quy trường, lớp.
  • Lập, thực hiện kế hoạch và đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
  • Thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.
  • Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Phát huy giá trị tích cực của hoạt động xây dựng nhà trường.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Tìm hiểu và thực hiện tốt các nội quy của trường lớp và của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Rèn luyện giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện.
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về ngôi trường, yêu thầy cô, bạn bè.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1-2 HS đại diện lớp trình bày bài hát nói về mái trường, thầy cô.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm học này là năm đầu tiên các em được học tập, rèn luyện và tham gia nhiều hoạt động bổ ích dưới mái trường THPT mới. Để giúp các em tìm hiểu rõ hơn về truyền thống, hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường cũng như giúp các em rèn luyện sự giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường.

SOẠN HDTN 10 CÁNH DIỀU SOẠN CHI TIẾT KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu và nêu được những truyền thống của nhà trường; chia sẻ với các bạn về các hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường; nêu được cảm nhận về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu và nêu những truyền thống của nhà trường.

- GV hướng dẫn HS:

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu lần lượt HS chia sẻ trong nhóm và nhóm tổng hợp lại nội dung: Các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

- GV hướng dẫn HS:

+ Kể tên những hoạt động em đã tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.

+ Nêu các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục nhà trường:

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ: bài viết, video, tập san,…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân

Những truyền thống của nhà trường

- Những truyền thống của nhà trường:

+ Truyền thống dạy tốt, học tốt.

+ Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.

+ Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.

+ Truyền thống tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình khó khăn tạo địa phương,...

+ Truyền thống noi gương, học tập những tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.

Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

- Những hoạt động HS có thể tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:

+ Đọc, tham khảo, tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên website, tập san giới thiệu về trường học.

+ Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.

+ Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.

+ Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.

+ Tham gia các chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức,...

+ Tham gia vào các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),…

+ Tham gia thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...

+ Sống và học tập theo tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.

- Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục nhà trường:

+ Tham quan phòng truyền thống của nhà trường.

+ Truyền thống về tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu.

+ Thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”.

+ Tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử trường.

+ Thuyết trình về truyền thống của trường.

- Hình thức chia sẻ: tập san.

(Đính kèm hình ảnh dưới hoạt động)

- Suy nghĩ, cảm nhận về các hình thức thực hiện giáo dục truyền thống nhà trường:

+ Thiết thực, phù hợp, tạo sự hào hứng để HS tích cực tham gia.

+ Giúp HS có động lực, tự lực, chủ động hơn trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội.

Tập san: Niềm tự hào trong tôi

            Dạy tốt – học tốt                                       Hoạt động của Đoàn thanh niên

 

       

      Uống nước nhớ nguồn.                                           Hoạt động thiện nguyện

 

                                               Học tập, noi gương theo bạn

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn; chia sẻ được những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy và các bạn; nêu được một số cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Xác định những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

- GV gợi ý cho HS:

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu ví dụ cụ thể về biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin và thiếu tự tin trong trường học.

- GV dẫn dắt: Sự tự tin có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người. Tự tin là một tính cách, đức tính tốt cần phát huy. Nhờ có sự tự tin, chúng ta sẽ ngày càng phát triển, học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ. Tự tin cũng giúp chúng ta được thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh yêu mến, gần gũi và muốn học hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

 

 

 

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp.

- GV hướng dẫn HS:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện

Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn

Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn:

-  Tự tin:

+ Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận  nhóm.

+ Nhìn vào người nghe khi giao tiếp.

+ Thể hiện khả năng của bản thân trước mọi người.

+ Luôn chủ động, tự giác trong học tập.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp.

+ Kiên trì, bền bỉ, miệt mài học tập và tiếp thu những kiến thức hay, mới lạ và bổ ích.

+ Thường nhận được phản hồi tốt, đánh giá cao từ thầy cô và các bạn.

+ Có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, không sợ mắc lỗi.

+ Nhận ra tầm quan trọng của chính bản thân đối với trường, lớp.

- Thân thiện:

+ Tươi cười với mọi người.

+ Hòa đồng, không phân biệt đối xử.

+ Tham gia hoạt động chung cùng các bạn.

+ Cử chỉ niềm nở.

+ Chú ý, tập trung lắng nghe vấn đề, không bị xao nhãng khi trao đổi với bạn bè thầy cô.

+ Mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự quan tâm khi bạn bè gặp phải khó khăn.

- Ví dụ: Là một học sinh tự tin, Lan luôn mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến. Lan nói rất bình tĩnh, dõng dạc, không hề bị run hay ấp úng. Trong giờ kiểm tra, Lan thường tập trung vào làm bài của mình. Trong khi đó, Hương (một người không tự tin), làm xong bài, nhìn sang thấy đáp án của Lan khác đáp án của mình nên vội vàng chữa lại. Sau đó, Hương lại nhìn thấy đáp án của Hoàng khác, cuống lên định chép thì hết giờ.

- Những khó khăn của bản thân có thể gặp phải trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn:

+ Không biết nói gì hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp khi nói chuyện với bạn bè.

+ Bị thụ động, e ngại, ngại giao tiếp với thầy cô.

+....

Cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp

Cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp:

- Tích cực, chủ động trong:

+ Kết bạn, tham gia các hoạt động chung.

+ Tham gia các cuộc trò chuyện với bạn bè.

- Luyện tâp kĩ năng:

+ Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, rõ ràng, lưu loát, tươi vui.

+ Tự đặt ra các tình huống giao tiếp và luyện tập ứng xử trong các tình huống đó.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, tư thế đứng ngồi).

+ Luôn chân thành, thật thà, là chính mình.

+ Cố gắng phát huy những điểm mạnh của bản thân

- Sưu tầm, tìm kiếm cách rèn luyện kĩ năng để tự tin trong sách báo, trên mạng internet,....

- Chú ý hình dáng, trang phục gọn gàng, chỉn chu, thoải mái, phù hợp với HS THPT, tạo sự tự tin khi giao tiếp.

SOẠN TOÁN 11 CÁNH DIỀU CHUẨN:

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Thực hiện nội quy trường, lớp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự xây được nôi quy, quy định của lớp học; chia sẻ được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường lớp; nêu và thực hiện được các biện pháp rèn luyện để thực hiện tốt nội quy.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng nội quy, quy định lớp học.

- GV hướng dẫn HS:

+ Thảo luận về nội dung của bản nội quy.

+ Lựa chọn cách thể hiện nội quy (ngôn từ, hình ảnh) và cùng nhau thể hiện.

+Cam kết thực hiện nội quy của lớp.

- GV lưu ý HS: Tiêu chí xây dựng nội quy hiệu quả

+ Tính đơn giản: không sử dụng từ ngữ địa phương, diễn đạt câu dài dòng, tốt nhất nên ngắn gọn dễ hiểu và dễ ghi nhớ .

+ Đặc trưng: Không tương tự hay xen lẫn với các nội quy trường học đảm bảo được sự kỳ vọng hành vi của học sinh trong lớp học.

 

+ Độ rõ ràng: Hạn chế dùng những câu từ dễ gây nhầm lẫn khiến suy nghĩ và cách hành xử của các thành viên có phần lệch lạc và đi sai hướng cũng như ý nghĩa của việc đặt ra quy định.

+ Tính thực hiện: Nội quy đặt ra nên được lý giải và minh chứng để các thành viên hiểu được rõ ràng.

+ Tính cam kết: Nhấn mạnh tầm quan trọng và các lợi ích của nội quy để HS tự nguyện thực hiện và ghi nhớ mọi lúc mọi nơi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường lớp và đề xuất cách rèn luyện để thực hiện tốt nội quy.

- GV động viên, hướng dẫn và khích lệ HS thực hiện các biện pháp rèn luyện đã đề xuất và chia sẻ kết quả đã thực hiện vào những tuần học sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Thực hiện nội quy trường, lớp

Xây dựng nội quy, quy định của lớp

- Nội quy lớp 10...

+ Tôn trọng thầy cô.

+ Đi học đúng giờ.

+ Giúp đỡ lẫn nhau.

+ Học tập không ngừng.

+ Khám phá, sáng tạo

+ Lắng nghe và thấu hiểu.

+ Tự tin và năng động.

+ Lịch sử, văn minh.

Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường lớp và đề xuất cách rèn luyện để thực hiện tốt nội quy.

- Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường lớp:

+ Thuận lợi:

·        Tổng hợp được nhiều ý kiến góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung.

·        Được sự thống nhất và thực hiện của các thành viên,...

+ Khó khăn:

·        Chưa thăm dò được hết ý kiến, suy nghĩ của các bạn.

·        Chưa phân công được người theo dõi và giám sát các bạn thực hiện nội quy để cuối tuần, cuối tháng tổng kết lại,...

- Đề xuất cách rèn luyện để thực tốt nội quy:

+ Học tập và làm bài tập đầy đủ.

+ Có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.

+ Không đi học muộn.

+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Là một học sinh không giúp đỡ những người có việc làm sai.

+ Không tổ chức đánh nhau, đua xe trái phép.

+ Khi tham gia giao thông cần đội mũ bảo hiểm.

 

Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà; thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả; tự đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục

- GV hướng dẫn HS đọc Kế hoạch giáo dục truyền thống Thi đua học tập SGK tr.10.

 

 

- GV hướng dẫn HS:

+ Lựa chọn truyền thống nổi bật của trường học để xây dựng kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục gồm các nội dung

·        Mục tiêu.

·        Nội dung giáo dục.

·        Hình thức tổ chức.

·        Phân công nhiệm vụ.

·        Thời gian.

·        Địa điểm.

·        Kết quả dự kiến.

 

 

 

- GV yêu cầu HS: Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.

- GV hướng dẫn HS:

+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức.

+ Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn.

+ Những kinh nghiệm thu được.

- GV yêu cầu HS đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đối với bản thân:

·        Nâng cao hiểu biết về nhà trường.

·        Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.

·        Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể.

+ Đối với nhà trường:

·        Giữ vững những truyền thống tốt đẹp.

·        Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục

Gợi ý:

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”

1. Mục tiêu: HS tự hào về truyền thống giúp đỡ, quan tâm, chăm lo các gia đình chính sách của địa phương về cả vật chất và tinh thần của các thế hệ đi trước.

2. Nội dung giáo dục:

- Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ học sinh.

- Những biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

- Giá trị của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đối với sự phát triển của nhà trường.

- Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

3. Hình thức tổ chức

Thăm phòng truyền thống (quan sát những tấm ảnh chụp các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, thuyết trình, tập san.

4. Phân công nhiệm vụ

- Nhóm 1: Tìm kiếm tài liệu về những hoạt động và tấm gương tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”.

- Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ học sinh.

- Nhóm 3: Trao đổi, đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc HS nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống.

5. Thời gian

Giờ sinh hoạt lớp tuần tiếp theo.

6. Địa điểm

Phòng truyền thống, lớp học.

7. Kết quả dự kiến

HS tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phấn đấu, tham gia tích cực hơn nữa các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”.

Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

HS chia sẻ kết quả.

 

Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện

Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện:

- Đối với bản thân:

+ Nâng cao hiểu biết về nhà trường.

+ Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.

+ Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể.

+ Thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào, trách nhiệm noi gương, phấn đấu rèn luyện.

- Đối với nhà trường:

+ Giữ vững những truyền thống tốt đẹp.

+ Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường tới mọi người xung quanh.

+ Quảng bá hình ảnh của trường thông qua mạng xã hội.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Hoạt động 5: Thực hiện biện pháp thu hút các bạn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi được những biện pháp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung; thực hiện được các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi những biện pháp có thể thực hiện được để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.

- GV hướng dẫn HS:

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc tình huống 1, 2 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5. Thực hiện biện pháp thu hút các bạn

Trao đổi những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung

Những biện pháp có thể thực hiện được để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung:

- Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, cách thức thực hiện hoạt động.

- Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.

- Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.

- Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn.

- Tích cực tham gia các hoạt động chung, cởi mở, thân thiện với các bạn để làm gương.

- Hỗ trợ các bạn trọng quá trình cùng tham gia hoạt động.

- Chủ động cùng bạn lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, các hoạt động phù hợp với lứa tuổi,...

- Thường xuyên tổ chức thảo luận, trao đổi ý tưởng để thu hút sự tham gia của các bạn.

Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung

Các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia:

- Tình huống 1:

+ Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.

+ Cổ vũ, khích lệ bạn, giúp bạn tự tin thể hiện khả năng, năng khiếu ca hát của mình.

+ Hỗ trợ các bạn trong quá trình cùng tham gia hoạt động chung.

- Tình huống 2:

+ Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.

+ Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn.

 

 

Hoạt động 6: Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi theo các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đề xuất một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm; thảo luận về các thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn; trao đổi những khó khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm học mới; thực hiện các kế hoạch theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học mới.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ sau: Trao đổi về các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn HS:

+ Kể tên các chủ đề hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Nêu những hoạt động của Đoàn trường để hưởng ứng chủ đề của năm.

Ví dụ: Năm 2020, Đoàn trường A phát động tham gia cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- GV chốt lại:

+ Việc tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là môi trường học tập thực tế và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực nhất, giúp chúng ta tự tin, linh hoạt hơn trong giao tiếp, hành động và tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

+ Trong những năm tiếp theo, các em hãy tham gia hoạt động Đoàn tích cực hơn nữa, trở thành Đoàn viên khá, giỏi trong các hoạt động của Đoàn.

 

 

 

- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất một số hoạt động phù hợp  với chủ đề của năm.

- GV hướng dẫn HS:

+ Xác định chủ đề hoạt động năm 2022.

+ Đề xuất một số hoạt động phù hợp với chủ đề của năm.

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Thảo luận về cách thu hút Đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn.

- GV hướng dẫn HS:

 

 

- GV hướng dẫn HS trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm mới.

- GV khuyến khích, động viên HS tham gia các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm và chia sẻ kết quả đạt được theo tuần, tháng, quý.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

6. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trao đổi những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung

- Tên các chủ đề hoạt động và những hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

+ Chủ đề năm 2018: Năm tuổi trẻ sáng tạo.

à Năm 2018, Đoàn trường A phát động tham gia Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp, Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn trường, Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục.

+ Chủ đề năm 2019: Năm thanh niên tình nguyện.

à Năm 2019, Đoàn trường A phát động tham gia  phong trào “Tuổi trẻ quê hương chung tay xây dựng nông thôn mới”; xây dựng Công trình “Trường đẹp cho em”; tặng 5 suất quà cho những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình hộ nghèo; tham gia Ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, xóa bỏ biển quảng cáo, rao vặt trái phép, cắm cờ Tổ quốc làm đẹp đường phố,...

+ Chủ đề năm 2020: Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ của Đảng.

à Năm 2020, Đoàn trường A phát động tham gia phong trào “Thanh niên quê hương chung tay đẩy lùi Covid-19”, Đối thoại Khát vọng thanh niên, hoạt động “Tuổi trẻ quê hương nhớ lời Di chúc theo chân Bác”, Chương trình “Gặp gỡ đoàn viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác”, cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

+ Chủ đề năm 2021: Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

à Năm 2021, Đoàn trường A phát động tham gia phong trào “Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn”, “Nối vòng tay thương”, “Cùng em học trực tuyến”, chương trình “Chắp cánh ước mơ xanh - cùng em đi tới tương lai”, tham gia hỗ trợ chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đề xuất một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm

- Chủ đề hoạt động Đoàn năm 2022: Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức.

- Một số hoạt động phù hợp với chủ đề năm 2021:

+ Triển khai xây dựng mô hình “Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn”. Thành lập và duy trì thường xuyên hoạt động của đội hình thanh niên tình nguyện Đoàn trường tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, tuyên truyền về nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa.

- Tổ chức các chương trình, hoạt động tình nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, các gia đình chính sách; tiếp sức người bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là khi có đại dịch xảy ra.

- Tuyên truyền, triển khai các phong trào trong khối trường học như “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”.

- Tổ chức chương trình Định hướng thị trường lao động cho học sinh.

Thảo luận về cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn

Cách thu hút Đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn:

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, thường xuyên giao lưu bóng đá, bóng chuyền với các chi đoàn trong xã, tổ chức các trò chơi dân gian,...

- Lựa chọn cán bộ Đoàn có óc tổ chức, nhiều ý tưởng, sáng kiến, khả năng ăn nói sẽ dễ hấp dẫn.

- Xây dựng các chương trình trong điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu thiết thực cửa HS.

- Chú trọng xây dựng các hoạt động đoàn để các nhóm thanh niên, đặc biệt là những bạn chậm tiến tham gia được.

- Nâng cao nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về vai trò của Đoàn, ý nghĩa tham gia các hoạt động Đoàn.

- Tổ chức các diễn đàn dành cho HS để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên.

Trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm mới

- Thuận lợi:

+ Được sự ủng hộ của Đoàn trường, thầy cô giáo, phụ huynh và các bạn HS về thời gian, kinh phí,...

+ Các chương trình đáp ứng được tình hình thực tế, đổi mới về hình thức tuyên truyền, các hoạt động đa dạng hơn. 

- Khó khăn: Chưa nhận được sự tham gia tích cực của tất cả các Đoàn viên, một số đoàn viên còn thờ ơ hoặc tham gia chống đối.

 

Hoạt động 7: Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất được cách ứng xử tự tin, thân thiện trong các tình huống; chia sẻ được những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 2.

+ Nhóm 3: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 3.

- GV yêu cầu HS chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

7. Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử

Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện

- Tình huống 1:

+ Linh đã có nhiều năm liền làm lớp trưởng và tự thấy mình có kinh nghiệm. Vì vậy, Linh nên mạnh dạn, tự tin, cởi mở để tham gia buổi bầu ban cán sự lớp.

+ Việc Linh tham gia buổi bầu ban cán sự lớp không những để khẳng định thành tích, kinh nghiệm, mong muốn được đóng góp cho trường lớp của Linh mà còn thể hiện trách nhiệm, tinh thần tự giác, tích cực, đáng  để các bạn học tập, noi theo.

- Tình huống 2:

+ Nam có năng khiếu học tốt môn Tiếng Anh và được thầy giáo đề cử tham gia đội tuyển. Nam không nên băn khoăn, lo lắng. Nam cần tự tin vào chính khả năng của mình. Đồng ý tham gia vào đội tuyển và cố gắng hết sức mình để không phụ sự tin tưởng của thầy giáo và các bạn.

- Tình huống 3:

+ Bảo muốn làm quen với các bạn mới là đúng đắn.

+ Để làm quen và bắt chuyện với các bạn, Bảo nên:

·        Tươi cười với mọi người.

·        Hòa đồng, không phân biệt đối xử.

·        Tham gia hoạt động chung cùng các bạn.

·        Có cử chỉ niềm nở.

·        Mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự quan tâm với bạn bé.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ghi lại những hoạt động chung mà em đã tham gia để xây dựng nhà trường; chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc tích cực khi giao tiếp tự tin.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ 1 cho HS: Hãy ghi lại những hoạt động chung mà em đã tham gia để xây dựng nhà trường.

- GV hướng dẫn HS:

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ,

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giao nhiệm vụ 2 cho HS: Chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc tích cực khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Cảm xúc tích cực khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn:

+ Hòa đồng, muốn giao tiếp và gần gũi với tất cả các bạn.

+ Tự tin thể hiện mình trước các bạn, không e dè, xấu hổ.

+ Có thêm động lực để học tập và tham gia các hoạt động xã hội.

- GV nhận xét, đánh giá.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ

- GV cho HS đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề theo mẫu:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hướng nghiệp 10, giáo án HĐTN 10 cánh diều, giáo án hoạt động trải nghiệm 10 sách mới, giáo án sách cánh diều 10 hướng nghiệp

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU