Soạn giáo án Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm trên sách, báo, internet, nêu những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975), các bài học có thể vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về các bậc tiền bối đã có những đóng góp cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ thế giới.

  • Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

Ảnh có chứa văn bản, ảnh chụp màn hình, Phông chữ

Mô tả được tạo tự động

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Sau khi ra đời (năm 1945), các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu nhằm mục đích gì?

A. Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao. 

B. Đòi chấm dứt chiến tranh, phát triển liên minh chiến đấu với lực lượng yêu nước. 

C. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

D. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Mảnh ghép số 2: Thắng lợi chính trị to lớn nào đã tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. 

C. Gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp.

D. Ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Á, Phi, Mỹ La-tinh.

Mảnh ghép số 3: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các hoạt động đối ngoại dựa trên tinh thần:

A. Đấu tranh, sử dụng vũ lực.

B. Đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

C. Bình đẳng, tương trợ.

D. Hạn chế can thiệp vào các cuộc đấu tranh của các nước láng giềng.

Mảnh ghép số 4: Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là:

A. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Hiệp định Pa-ri.

C. Hiệp định Sơ bộ.

D. Hiệp định Việt – Pháp. 

Mảnh ghép số 5: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây.

“Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác với…………………….. trong việc xây dựng nền hòa bình thế giới bền vững, và vì đã chịu những đau thương quá dữ dội dưới sự thống trị trực tiếp của người Pháp và còn khốc liệt hơn nữa kể từ cuộc mặc cả giữa Pháp và Nhật vào năm 1941, nên kiên quyết không bao giờ cho phép người Pháp trở lại Đông Dương”

(Hồ Chí Minh, Thư gửi Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (1945), trích trong: 

Nguyễn Anh Minh, Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho

 Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.30)

A. các nước ưa chuộng hòa bình.

B. Liên Hợp Quốc. 

C. Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới. 

D. các nước xã hội chủ nghĩa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: D

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: B

Mảnh ghép số 5: B

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

Ảnh có chứa người, ngoài trời, Mặt người, áo khoác

Mô tả được tạo tự động

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn 

dự Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có đoạn: “Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ” (…) thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) đến thắng lợi cuối cùng. Vậy, đó là các hoạt động cụ thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 12 KNTT bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt