Soạn giáo án Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

  • Trình bày được khái niệm đa cực.

  • Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng được những biểu hiện về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được xu thế phát triển chính của thể giới sau Chiến tranh lạnh, trình bày được khái niệm đa cực và xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về thế giới để giải thích các vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế hiện nay.

3. Phẩm chất

  • Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá những vấn đề quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ thế giới. 

  • Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 

b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

c. Sản phẩm: Một số thông tin về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ

Sự sụp đổ bất ngờ của Bức tường Berlin

9/11/1989 - Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất

5 hiểu lầm về Bức tường Berlin

Người dân Đức trong sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ

https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc&t=2s

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết của em về sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Bức tường Béc-lin là sản phẩm - biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh lạnh và biểu tượng của thế giới lưỡng cực (tự do tư và độc tài cộng sản).

+ Ngày 9/11/1989, Bức tường Béc-lin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

+ Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ (tháng 11/1989) là một trong những biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới. Vậy, đó là những xu thế phát triển nào? Vì sao xu thế đã cực trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. 


………..Còn tiếp…………


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 12 KNTT bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác