Soạn giáo án Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 12 bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 – 1975 ĐẾN NAY. MỘT SỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY  

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

  • Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sáng tháng 4/1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. 

  • Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau thàng 4/1975 đến nay. 

  • Nêu được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

  • Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sang tháng 4/1975 đến nay; nêu được ý nghĩa lịch sử và những bài học cơ bản của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. 

  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Các hình ảnh, tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay: Biên niên sử truyền hình (tập năm 1978, 1979, 1988); Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: tự hào một dải biên cương (Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC); Kỉ niệm 45 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc (Kênh VTV4 – Đài truyền hình Việt Nam). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay cũng như đúc rút được một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.54 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?

c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của HS sau khi quan sát Hình 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.54.

Ảnh có chứa vũ khí, ngoài trời, súng trường, súng cầm tay

Mô tả được tạo tự động

Hình 1. Người lính trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

bên cột mốc biên giới số 0 Lạng Sơn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của HS sau khi quan sát Hình 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Người lính trong bức ảnh nổi tiếng là ông Trần Huy Cung (còn gọi là Trần Duy Cung), quê ở xã Tây Giang, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Ông là chiến sĩ Trung đoàn 540, Sư đoàn Bộ binh 327, Quân đoàn 14.

+ Hình ảnh người chiến sĩ hiên ngang vác trên vai khẩu súng lớn, hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 như một lời tuyên bố mạnh mẽ, đanh thép, sẵn sàng đáp trả bất cứ đội quân nào xâm phạm đến lãnh thổ, biên giới, núi sông, bờ cõi của dân tộc Việt Nam, dù đó là đội quân đông nhất.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời oanh liệt của các thế hệ đi trước đã anh dũng chiến đấu vì sự trường tồn của dân tộc sẽ còn mãi. “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 11). Sau năm 1975, Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ những điều “thiêng liêng và bất khả xâm phạm” của Tổ quốc. Các cuộc đấu tranh ấy diễn ra trong bối cảnh nào? Diễn biến và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh ra sao? Các cuộc đấu tranh để lại những giá trị thực tiễn và bài học lịch sử gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay. Một số bài học của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.  


----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Lịch sử 12 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 12 KNTT bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác