Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Bộ giáo án Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án hoạt động trải nghiệm THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…


Ngày dạy:…/…/…


CHỦ ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN


YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:



  • Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

  • Thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

  • Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ bạn bè.

  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể.

  • Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


 



  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức


Sau bài học này, HS sẽ:



  • Biết cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

  • Biết cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung.

  • Thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.



  1. Năng lực


Năng lực chung:



  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.


Năng lực riêng:



  • Thích ứng với cuộc sống: Đề xuất cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô;

  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện kế hoạch xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giải quyết mâu thuẫn và kĩ năng nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.



  1. Phẩm chất



  • Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.



  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  2. Đối với giáo viên



  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).



  1. Đối với học sinh



  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

  3. d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”.

  4. Sản phẩm: HS nêu quan điểm cá nhân theo chủ đề Tôn sư trọng đạo”.


d.Tổ chức thực hiện:


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV dẫn dắt, cho HS quan sát video về chủ đề thầy trò (Thầy đừng lo nữa – Trung Quân): https://youtu.be/LVwE_yrXZ3Y?si=nZQ5CYXGvhU79Eyp


- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo chủ đề: Tôn sư trọng đạo”.


- GV lưu ý HS: HS đưa ra quan điểm cá nhân, ý kiến của bạn sau không được giống ý kiến của bạn đã trả lời trước đó.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát video, vận dụng một số kiến thức đã học, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV mời đại diện HS lần lượt nêu quan điểm theo chủ đề Tôn sư trọng đạo”.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:


+ Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.


+ Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.


à Tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo.


- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” luôn là phẩm chất đạo đức luôn coi trọng nhằm đền đáp công lao của những người thầy thầm lặng truyền đạt kiến thức, giáo dục con người. Để hiểu rõ hơn về những biểu hiện cũng như thực hành thể hiện các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.



  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè theo các nội dung:



  • Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

  • Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.



  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

  2. Tổ chức thực hiện:





















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Nhiệm vụ 1: Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.


- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.


- GV trình chiếu cho HS quan sát video về:


+ Mối quan hệ thầy - trò trong cuộc sống hiện đại:


https://youtu.be/D56G4LxZha4?si=Zm9XlYnSrJmSn1xr


+ Giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp:


https://youtu.be/xkyRi2ZTSA4?si=_gQKlZV7-A-KyKrq


- GV mở rộng kiến thức, liên hệ, vận dụng và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn: Nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ,…thể hiện mối quan hệ giữa thầy và trò.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ những cách đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Một số câu tục ngữ, thành ngữ,…thể hiện mối quan hệ giữa thầy với trò và giữa bạn bè với nhau:


+ Quan hệ thầy trò:


          ·          Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.


          ·          Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.


          ·          Mấy ai là kẻ không thầy/Thế gian thường nói đố mày làm nên.


          ·          Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.


          ·          ...


+ Quan hệ bạn bè:


          ·          Bạn bè là nghĩa tương tri/Sao cho sau trước một bờ mới nên.


          ·          Ai ơi nhớ lấy câu này/Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.


          ·          Đã là bạn thì mãi mãi là bạn/Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.


          ·          Quen nhau từ thuở hàn vi/Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.


          ·          ...


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thầy cô và bạn bè không chỉ đi cùng chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn, mà họ còn có thể giúp đỡ ta trong quãng đường dài lâu sau này. Vì vậy, việc giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè là điều quan trọng.


- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.



1. Tìm hiểu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè


1.1. Chia sẻ cách em đã thực hiện để nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè


- Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp.


- Thể hiện sự quan tâm tới thầy cô, bạn bè.


- Thực hiện nghiêm túc kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng.


- Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.


- Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn.


- Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn.


- ...



Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu 4 nhóm tiếp tục thảo luận theo nhóm.


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.


- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 2.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp là những hành động để tăng cường mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.


- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.



1.2. Thảo luận về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè


- Đối với thầy cô:


+ Thể hiện sự kính trọng với các thầy cô.


+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giao.


+ Chủ động gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi nội dung học tập với thầy cô.


+ Thăm hỏi thầy cô khi đau ốm.


+ Gửi lời chúc mừng đến các thầy cô đang dạy và thầy, cô giáo cũ vào những dịp đặc biệt.


+ Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cùng các thầy cô.


+ Gần gũi, cởi mở trò chuyện, học hỏi thầy cô.


+ Kính trọng, lễ phép.


+ ...


- Đối với bạn bè:


+ Chủ động làm quen.


+ Giúp đỡ, quan tâm bạn bè khi khó khăn.


+ Thể hiện sự chân thành, thiện chí, thấu hiểu khi giao tiếp với bạn.


+ Giữ liên lạc thường xuyên.


+ Đa dạng các hình thức giao tiếp: gặp trực tiếp, trao đổi qua mạng xã hội,...


+ Tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với các bạn.


+ Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.


+ Thể hiện sự biết ơn với những gì mình nhận được từ bạn bè.


+ Cho bạn bè những lời khuyên tích cực.


+ Tươi cười, chan hòa với bạn bè.


+ ...



HÌNH ẢNH VỀ CÁCH NUÔI DƯỠNG, GIỮ GÌN VÀ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ, BẠN BÈ

















Gửi lời chúc mừng đến thầy giáo


ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11



Tham gia văn nghệ cùng các bạn


   

Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến lớp, cùng thi đại học




Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung.

  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung theo các nội dung:



  • Chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường.

  • Thảo luận, xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.



  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung.

  2. Tổ chức thực hiện:


















HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS



DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường.


- GV trình chiếu cho HS quan sát video về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường:


+ Cùng giúp đỡ nhau trong học tập:


https://youtu.be/FHHikGvCVPc?si=A_XKOK2P2FofNG1i


+ Giúp đỡ bạn đến trường:


https://youtu.be/xkLNlzeZUv0?si=xKMZrF7B8wF2Hgc4


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường.


- GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi tham gia các hoạt động chung, có thể gặp gỡ, tương tác và chia sẻ trải nghiệm với những người có cùng sở thích.


- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.



2. Tìm hiểu về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung


1.1. Chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách hợp tác với mọi người trong hoạt động chung của lớp, của nhà trường


- Chân thành, cởi mở, hòa đồng với các bạn.


- Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng cố gắng trong học tập.


- Ngoan ngoãn, lễ phép.


- Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt.


- Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương án giải quyết.


- Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu/ nhược điểm của mình với thầy cô giáo.


- Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ.


- ...



Nhiệm vụ 2: Thảo luận, xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.


- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Thảo luận, xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.


- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việc tham gia hoạt động chung có thể tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và thêm hiểu biết lẫn nhau. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực, thân thiện.


- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.



2.2 Thảo luận, xác định những cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung


- Đặt ra mục tiêu chung.


- Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.


- Biết lắng nghe người khác.


- Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.


- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhóm phân công.


- Quan tâm hỗ trợ thành viên khác khi cần thiết.


- Có trách nhiệm với sản phẩm, kết quả của hoạt động chung.


- Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


- Tôn trọng sự khác biệt.


- ...


 




  1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


Hoạt động 3: Thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô theo nội dung:



  • Thảo luận đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống.

  • Chia sẻ kết quả thảo luận.



  1. Sản phẩm: Thực hành thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong Tình huống 1, 2 SGK tr.8.

  2. Tổ chức thực hiện:


Nhiệm vụ 1: Thảo luận đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:


+ Nhóm 1, 2, 3: Thực hành thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống sau:


Tình huống 1: Thầy Kiên – giáo viên dạy Tin học lớp 12B đã có quyết định chuyển công tác, ngày mai là buổi dạy cuối cùng ở trường của thầy. Thầy là người được cả lớp rất quý mến.


Theo em, để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Kiên khi thầy chuyển công tác thì các bạn lớp 12B nên làm gì?


+ Nhóm 4, 5, 6: Thực hành thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống sau:


Tình huống 2: Hương mới tham gia Câu lạc bộ Khoa học của trường. Buổi đầu được nghe cô Dung – giáo viên của trường nói chuyện chuyên đề, Hương rất ngưỡng mộ và muốn được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô.


Theo em, Hương nên làm gì?


- GV khuyến khích các nhóm sắm vai và xử lí tình huống, thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS các nhóm thảo luận, tìm ra phương án thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.


- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 2 nhóm thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống 1 và 2 nhóm thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống 2.


- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:


+ Tình huống 1: Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Kiên khi thầy chuyển công tác thì các bạn lớp 12B nên tổ chức một buổi tiệc nhỏ tại lớp, viết thư tay, gửi tặng thầy món quà ý nghĩa và dành cho thầy những lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt, giảng dạy các bạn.


+ Tình huống 2: Hương mở lời nói chuyện với cô, cảm ơn cô vì buổi nói chuyện chuyên đề rất hay, ý nghĩa và bày tỏ mong muốn được học tập, lắng nghe cô tâm sự, trò chuyện nhiều hơn.


- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.


Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kết quả thảo luận


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống giao tiếp hằng ngày: Phản hồi kết quả thực hiện.


- GV hướng dẫn HS phản hồi kết quả thực hiện theo gợi ý:


+ Thuận lợi.


+ Khó khăn.


+ Kế hoạch thực hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống giao tiếp hằng ngày trong thời gian tới.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


HS liên hệ thực tế, liên hệ kết quả của bản thân đã thực hiện để phản hồi với GV và các bạn trước lớp.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện HS xung phong phản hồi về kết quả thực hiện.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống giao tiếp hằng ngày giúp học hỏi được nhiều kĩ năng mới và phát triển bản thân. Có thể học được cách làm việc nhóm, tạo ra mối quan hệ công việc, mở rộng mạng lưới xã hội của mình.


- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.


Hoạt động 4: Thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội theo nội dung:



  • Thể hiện lập trường, quan điểm của bản thân/của nhóm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

  • Chia sẻ bài học kinh nghiệm đối với bản thân em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.



  1. Sản phẩm: HS thể hiện lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

  2. Tổ chức thực hiện:


Nhiệm vụ 1: Thể hiện lập trường, quan điểm của bản thân/của nhóm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.


- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các cặp như sau: Em hãy thể hiện lập trường, quan điểm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.


- GV trình chiếu cho HS quan sát video về mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội:


https://youtu.be/ndNsVDav7UY?si=EC-N_Pbg37wefz-i


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS các nhóm thảo luận, thể hiện lập trường, quan điểm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.


- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện các cặp trình bày lập trường, quan điểm đối với một số dư luận xã hội về quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.


- GV yêu cầu các cặp còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:


+ Mạng xã hội là ảo nên quan hệ bạn bè trên mạng xã hội cũng chỉ là ảo.


+ Mạng xã hội giúp chúng ta mở rộng được quan hệ bạn bè, kết thân được với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới.


+ Mạng xã hội là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên chưa được kiểm chứng, dẫn đến nhiều thông tin không chính xác, sai lệch.


+ Mạng xã hội giúp ta tạo các mối quan hệ để hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, hoạt động của trường, của lớp.


+ ...


- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.


Nhiệm vụ 2: Chia sẻ bài học kinh nghiệm đối với bản thân em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS chia sẻ bài học kinh nghiệm đối với bản thân em về các mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội trong cuộc sống hằng ngày: Phản hồi kết quả thực hiện.


- GV hướng dẫn HS phản hồi kết quả thực hiện theo gợi ý:


+ Thuận lợi.


+ Khó khăn.


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


HS liên hệ thực tế, liên hệ kết quả của bản thân đã thực hiện để phản hồi với GV và các bạn trước lớp.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện HS xung phong phản hồi về kết quả thực hiện.


- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mạng xã hội có tính năng giao lưu nhưng không phải mạng xã hội nào cũng đem đến những mối quan hệ an toàn, thú vị như mong muốn. Vì thế, cần phải chọn lọc kĩ càng, tìm đến một mạng xã hội hay những ứng dụng kết bạn có uy tín để có thể yên tâm hơn.


- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.


Hoạt động 5: Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh



  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo nội dung:



  • Lựa chọn và lập kế hoạch một hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.

  • Hợp tác cùng các bạn thực hiện kế hoạch hoạt động.

  • Tổng kết, đánh giá và viết báo cáo kết quả hoạt động.



  1. Sản phẩm: HS lập kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường và hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

  2. Tổ chức thực hiện:


..................

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12, giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức, giáo án lớp 12 kết nối tri thức, giáo án môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN CÒN LẠI

Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 12 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 12 cánh diều