Giải câu 1 trang 62 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

C. Hoạt động luyện tập

I. Ôn tập lý thuyết

Câu 1: Trang 62 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Viết ra giấy các kiến thức mà các em đã học được ở chương III.

Trả lời các câu hỏi sau:

1.1 Viết dạng tổng quát của một phân số. Cho ví dụ một phân số nhỏ hơn 0, một phân số bằng 0, một phân số lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1, một phân số lớn hơn 1.

1.2 Thế nào là hai phân số bằng nhau? Cho ví dụ.

1.3 Phát biểu tính chất cơ bản của phân số. Giải thích vì sao bất kì một phân số nào cũng viết được dưới dạng một phân số với mẫu dương.

1.4 Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? Cho ví dụ.

1.5 Thế nào là phân số tối giản? Cho ví dụ.

1.6 Phát biểu quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số.

1.7 Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu ta làm như thế nào? Cho ví dụ.


Các kiến thức em học được ở chương III:

  • Tính chất cơ bản của phân số và rút gọn phân số.
  • Quy đồng mẫu nhiều phân số
  • Các phép tính với phân số và tính chất của các phép tính: So sánh phân số, phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.
  • Hỗn số, số thập phân, phần trăm
  • Tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó.
  • Tìm một phân số của một giá trị cho trước.
  • Biểu đồ phần trăm. 

Trả lời câu hỏi:

1.1 Dạng tổng quát của một phân số: $\frac{a}{b}\; (a, b \in Z, b \neq 0)$. 

  • Phân số nhỏ hơn 0: $\frac{-2}{3}$.
  • Phân số bằng 0: $\frac{0}{8}$.
  • Phân số lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1: $\frac{2}{3}$.
  • Phân số lớn hơn 1: $\frac{7}{3}$.

1.2 Hai phân số $\frac{a}{b}$ và $\frac{c}{d}$ được gọi là bằng nhau nếu ad = bc.

Ví dụ: $\frac{5}{7} = \frac{10}{14}$ vì $5\times 14 = 7\times 10 = 70$.

1.3 Tính chất cơ bản của phân số: Nếu ta nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.

Bất kì phân số nào cũng viết được dưới dạng một phân số với mẫu số dương vì nếu một phân số có mẫu số âm, ta có thể nhân cả tử và mẫu của phân số đó với (-1).

1.4: Muốn rút gọn phân số, ta chia cả tử và mẫu cho một ước chung (khác 1 và -1) của chúng.

Ví dụ: Rút gọn phân số: $\frac{5}{10}$ ta làm như sau: $\frac{5}{10} = \frac{5:5}{10:5} = \frac{1}{2}$.

1.5 Phân số tối giản là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1

1.6 Quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số:

Bước 1: Đưa các phân số về các phân số với mẫu số dương (nếu cần).

Bước 2: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu chung.

Bước 3: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).

Bước 4: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

1.7 Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu số, ta quy đồng mẫu số  (mẫu số dương) của hai phân số rồi so sánh tử số với nhau.

Ví dụ: So sánh hai phân số: $\frac{2}{5}$ và $\frac{7}{3}$.

Bước 1: Quy đồng mẫu số:

$\frac{2}{5} = \frac{2\times 3}{5\times 3} =\frac{6}{15}$. 

$\frac{7}{3} = \frac{7\times 5}{3\times 5} = \frac{35}{5}$.

Vì 16 < 35 nên $\frac{6}{15}$ < $\frac{35}{5}$ hay $\frac{2}{5}$ < $\frac{7}{3}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều