Dạng bài tập sơ lược về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
PHẦN SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Bài tập 1: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?
b) Nguyên tố sodium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Bài tập 2: Biết rằng 3 nguyên tử oxygen nặng bằng 2 nguyên tử nguyên tố A. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A.
Bài tập 3: Hãy cho biết vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm), biết vỏ nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 8 electron. Từ đó cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài tập 1:
a) Ô nguyên tử sodium cho biết các thông tin:
- Số hiệu nguyên tử: 11
- Kí hiệu hóa học: Na
- Tên nguyên tố: Sodium
- Khối lượng nguyên tử: 23 amu.
b) Vì lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron; từ lớp thứ hai trở đi chứa tối đa 8 electron, …
=> 11 = 2 + 8 + 1
Nguyên tố sodium nằm ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài tập 2: Khối lượng nguyên tử của O là 8.
Vì 3 nguyên tử oxygen nặng bằng 2 nguyên tử nguyên tố A
=> 8.3 = (KLNT A).2 => KLNT A = 12 amu
Vậy A là magnesium, kí hiệu là Mg.
Bài tập 3:
- Nguyên tử X có 8 electron ở lớp ngoài cùng => M nằm ở nhóm VIIIA
- Nguyên tử X có 3 lớp electron => M nằm ở chu kì 3
- X có số electron là: 2 + 8 + 8 = 18
=> X thuộc ô số 18, nằm ở nhóm VIIIA, chu kì 3
- X nằm ở nhóm VIIIA => Nguyên tử X là khí hiếm
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Hóa học 7 cánh diều học kì 1
Bình luận