Dạng bài tập độ to và độ cao của âm
Dạng 2: Độ cao và độ to của âm
Bài tập 1: Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
Bài tập 2: Làm cách nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?
Bài tập 3: Có người khẳng định rằng: Khi ông ta nghe tiếng sáo diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng kiến thức vật lý, em hãy giải thích và cho biết ông ấy nói đúng hay sai?
Bài tập 1:
Tần số dao động của lá thép là: $\frac{5000}{20} = 250$ Hz
Bài tập 2:
Để tiếng trống to thì ta cần gõ mạnh hơn vào mặt trống. Vì như vậy biên độ dao động của mặt trống sẽ lớn và âm thanh phát ra to hơn.
Để tiếng trống phát ra cao thì cần kéo căng mặt trống, như vậy tần số dao động của mặt trống sẽ lớn và âm phát ra cao hơn.
Đồng thời làm một chiếc trống có tang trống to cao, giúp cho âm thanh cao, to hơn.
Bài tập 3:
Sáo diều phát ra âm thanh là nhờ sự dao động của phần không khí bên trong ống sáo. Khác với sáo trúc do người thổi, luồng không khí trong ống sáo trúc dao động do luồng hơi từ miệng người thổi vào. Còn ống sáo diều, luông không khí dao động do gió trời thổi vào trong ống sáo. Vì vậy khi gió to thì không khí dao động mạnh, biên độ dao động lớn, tiếng sáo to hơn. Khi gió nhẹ, không khí dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ hơn, tiếng sáo bé hơn. Do đó, có thể dựa vào tiếng sáo diêu để biết được gió mạnh hay yếu. Người đó nói như vậy là đúng
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Vật lí 7 cánh diều học kì 1
Bình luận