Dạng bài tập ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Dạng 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài tập 1: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng bao nhiêu?

Bài tập 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

Bài tập 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?


Bài tập 1: 

- S và S’ đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương hay SH = S’H (1)

- Theo đề bài S’ cách S một khoảng là 54cm

Mà SS’ = 54 cm = SH + S’H (2)

Từ (1) (2), suy ra: SS’ = S’H + S’H = 2.S’H = 54 cm

Nên S'H = 54/2 = 27cm

Vậy ảnh S’ của S nằm cách gương một khoảng là 27 cm

Bài tập 2: 

Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Vì vậy một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cũng cách gương 1,5m

Bài tập 3: 

Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác