Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các chi tiết dưới đây thể hiện nhân vật bé Thu là người thế nào?

- Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha

- Nhất định không chịu nhờ ông chắt giúp nồi cơm đang sôi

- Hất trứng cá mà ông Sáu gắp cho, làm tung tóe ra mâm cơm

- Bỏ về nhà ngoại, cố ý dây cột xuồng kêu rổn rang thật to

  • A. Hư hỗn
  • B. Ương ngạnh
  • C. Lém lỉnh
  • D. Láu cá

Câu 2: Sau CMT8, Kim Lân làm gì?

  • A. Làm báo, viết văn
  • B. Dạy học
  • C. Đóng phim
  • D. Dẫn chương trình

Câu 3: ác giả chủ yếu sử dụng yếu tố nào trong đoạn văn dưới đây?

Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét. Có lẽ, ngoài việc giống về hình dáng, cái kì quan huyệt địa / huyệt thuỷ “Họng quỷ” ấy đang phát ra âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi. Cuối cùng, sau khi lùi, lấy đà, vào cua, trong hoàng hôn vàng lênh láng như rót mật, tất cả chúng tôi bất ngờ lao thẳng vào các con thác. Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn vào cái lá tre trôi trên sông, mà chúng tôi chỉ là lũ kiến bò trên lá mục.

  • A. Thuyết minh
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. Miêu tả

Câu 4: Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

  • A. Trương Sinh và Phan Lang.
  • B. Phan Lang và Linh Phi.
  • C. Vũ Nương và Trương Sinh.
  • D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh.

Câu 5: Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ đâu?

  • A. Trò chơi nảy sinh từ đất Thiểm Tây. 
  • B. Do viên quan lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên, đem tiến một con dế chọi. Vua thấy hay quá nên đòi phải cúng tiền thường xuyên. 
  • C. Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ một người dân chuyên đi buôn bán dế chọi tại huyện Hoa Âm.
  • D. Trò chơi chọi dế chọi là trò chơi dân gian, đã có từ lâu đời.

Câu 6: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu?

  • A. Tôi thích đọc những cuốn sách mà thầy giáo giới thiệu trong lớp.
  • B. Chiếc áo mà mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật rất đẹp.
  • C. Chúng tôi đã thăm bảo tàng nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá.
  • D. Em gái tôi mơ ước được đến Paris, thành phố mà cô ấy đã nghe rất nhiều.

Câu 7: Qua việc phân tích lá thư của ông Uynh-đa-banh, Hôm đã thể hiện năng lực nào? 

  • A. Quan sát và suy luận logic. 
  • B. Kết nối và tổng hợp thông tin.
  • C. Quan sát, kết nối và tổng hợp thông tin, suy luận logic.
  • D. Khả năng viết lách và phân tích văn bản. 

Câu 8: Bài thơ “Bếp lửa” viết về đề tài gì?

  • A. Tình đồng đội.
  • B. Tình quân dân.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình cảm gia đình.

Câu 9: Thơ của Anh Thơ thiên về: 

  • A. Tả cảnh đô thị náo nhiệt, đông đúc. 
  • B. Tả cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng. 
  • C. Tả cảnh biển cả vào bình minh và hoàng hôn.
  • D. Tả cảnh bình dị, quen thuộc của thôn quê.

Câu 10: Trong bài thơ, hình ảnh nào không được nhắc đến khi tác giả hồi tưởng về kỷ niệm thời thơ ấu?

  • A. Ngôi nhà như chiếc bánh không nhân. 
  • B. Đồng xu cũ. 
  • C. Chó đá đầu làng. 
  • D. Cây đa cổ thụ. 

Câu 11: Hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Hoán dụ.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Điệp từ.
  • D. So sánh và nhân hóa.

Câu 12: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ

Khí trời quanh tôi làm bằng thơ

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

  • A. Biện pháp tu từ điệp thanh. 
  • B. Biện pháp tu từ chơi chữ.
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ. 
  • D. Biện pháp tu từ so sánh.

Câu 13: Địa giới Hà Nội xưa như thế nào?

  • A. Địa giới hà nội xưa rộng hơn nhiều.
  • B. Địa giới hà nội xưa rất hẹp.
  • C. Địa giới hà nội xưa giống như hiện nay.
  • D. Địa giới hà nội xưa bao gồm cả hà đông.

Câu 14: Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng các ngôi đền ở Angkor là gì?

  • A. Gạch và xi măng.
  • B. Đá granit và đá vôi.
  • C. Đá ong và sa thạch.
  • D. Gỗ và đá cuội.

Câu 15: Hồ Quyền có hình dạng như thế nào?

  • A. Hồ quyền có hình chữ nhật.
  • B. Hồ quyền có hình tròn.
  • C. Hồ quyền có hình vành khăn.
  • D. Hồ quyền có hình bát giác.

Câu 16: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • C. Hoa sim!
  • D. Mưa rất to.

Câu 17: Dựa vào phần giới thiệu nội dung về vở kịch “Kim tiền”, em hãy cho biết, sau khi có nhiều tiền, Trần Thiết Chung đã làm gì?

  • A. Giúp đỡ người nghèo. 
  • B. Khia thác mỏ, xây biệt thự, lấy thêm vợ. 
  • C. Đầu tư vào giáo dục. 
  • D. Quay lại với nghề văn.

Câu 18: Hình ảnh con sóng dữ dội trong truyện tượng trung cho điều gì?

  • A. Sự tàn nhẫn của thiên nhiên.
  • B. Những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
  • C. Nỗi đau mất bạn. 
  • D. Sự bất lực của con người trước thiên nhiên.

Câu 19: Dựa vào nội dung giới thiệu vở kịch “Ham-lét”, em hãy cho biết, ai là người yêu của Ham-lét?

  • A. Ô-phê-li-a.
  • B. Hoàng hậu.
  • C. Một công chúa nước khác.
  • D. Không được đề cập.

Câu 20: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

  • A. Buồn trông.
  • B. Chân mây.
  • C. Nội cỏ.
  • D. Rầu rầu.

Câu 21: Tác giả so sánh cách thể hiện chữ “đồng” trong tình yêu giữa tác phẩm nào với “Chuyện người con gái Nam Xương”?

  • A. Truyện Kiều. 
  • B. Truyền kì mạn lúc. 
  • C. Chinh phụ ngâm. 
  • D. Cùng oán ngâm khúc. 

Câu 22: Nguyễn Khuyến đã chọn hình thức nào để viết về cái chết của Dương Khuê?

  • A. Văn tế điếu.
  • B. Thơ song thất lục bát.
  • C. Văn xuôi.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 23: Khi trích dẫn, điều nào sau đây không nên sử dụng kèm theo tên tác giả?

  • A. Năm xuất bản. 
  • B. Tên của bài viết. 
  • C. Học vị. 
  • D. Tên tạp chí. 

Câu 24: Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin dữ được miêu tả như thế nào? 

  • A. Vui vẻ, phấn chấn. 
  • B. Bình thản, không có gì thay đổi. 
  • C. Đâu đớn, tủi hổ, sợ sệt. 
  • D. Tò mò, muốn tìm hiểu thêm. 

Câu 25: Chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương phản ánh điều gì?

  • A. Vũ Nương là cô gái có giá trị.
  • B. Tình yêu bao la của Trương Sinh.
  • C. Người phụ nữ ngang hàng với hàng hóa, có thể mua bán bằng tiền bạc.
  • D. Phải có điều kiện mới cưới được Vũ Nương.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác