Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  • B. Nơi có độ ẩm cao.
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Câu 2: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

  • A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
  • B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
  • C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
  • D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 3: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?

  • A. Khí quản      
  • B. Thanh quản
  • C. Phổi      
  • D. Phế quản

Câu 4: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?

  • A. Mới sinh ra
  • B. Tuổi dậy thì
  • C. Tuổi trưởng thành
  • D. Bất kể khi nào

Câu 5: Chức năng nào không được thực hiện bởi da người?

  • A. Hô hấp
  • B. Điều hòa thân nhiệt
  • C. Bảo vệ
  • D. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể

Câu 6: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm

  • A. diễn ra liên tục.
  • B. diễn ra gián đoạn.
  • C. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
  • D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

Câu 7: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

  • A. phân tầng thẳng đứng
  • B. phân tầng theo chiều ngang
  • C. phân bố ngẫu nhiên
  • D. phân bố đồng đều

Câu 8: Tuyến nào lớn nhất?

  • A. Tuyến yên.
  • B. Tuyến giáp.
  • C. Tuyến cận giáp.
  • D. Tuyến tụy.

Câu 9: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?

  • A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
  • C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • D. Hạn sự thoát hơi nước.

Câu 10: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ tiêu hoá
  • B. Hệ sinh dục
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Hệ tuần hoàn

Câu 11: Bộ phận nào làm nhiệm vụ đón và thu trứng đã thụ tinh?

  • A. Buồng trứng
  • B. Ống dẫn trứng
  • C. Tử cung
  • D. Âm đạo

Câu 12: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

  • A. màng bên.
  • B. màng cơ sở.
  • C. màng tiền đình.
  • D. màng cửa bầu dục.

Câu 13: Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh

  • A. năng lượng mặt trời và gió.
  • B. năng lượng sóng.
  • C. Đất. 
  • D. khoáng sản.

Câu 14: Tuyến giáp còn tiết ra hormone calcitonin cùng hormone của tuyến cận giáp có tác dụng gì?

  • A. Điều hòa calcium trong máu.
  • B. Điều hòa phosphorus trong máu.
  • C. Tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu.
  • D. Giúp trẻ em hấp thụ calcium tốt để phát triển.

Câu 15: Trong 500ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?

  • A. 150ml
  • B. 200ml
  • C. 100ml
  • D. 50ml

Câu 16: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

  • A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
  • B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
  • C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
  • D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Câu 17: Ở mắt người, điểm mù là nơi

  • A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
  • B. nơi tập trung tế bào nón.
  • C. nơi tập trung tế bào que.
  • D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 18: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

  • A. Vì con người có tư duy, có lao động.
  • B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
  • C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
  • D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Câu 19: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

  • A. Người đó bị suy thận
  • B. Lượng nước uống vào quá nhiều
  • C. Thận làm việc tốt
  • D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức

Câu 20: Đặc điểm “Động vật thích nghi với đời sống ở tuyết như thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…” thuộc khu sinh thái trên cạn nào?

  • A. Đồng rêu đới lạnh
  • B. Rừng lá kim phương bắc
  • C. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới
  • D. Thảo nguyên

Câu 21: Hiệu điện thế được đo bằng:

  • A. Ampe kế
  • B. Vôn kế
  • C. Điện kế
  • D. Áp kế

Câu 22: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hormone nào?

  • A. GH      
  • B. FSH
  • C. LH      
  • D. TSH

Câu 23: Dung dịch NaOH 0,001M có pH là

  • A. 11
  • B. 12
  • C. 13
  • D. 14

Câu 24: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
  • B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
  • C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
  • D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Câu 25: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa 300 ml dung dịch A chứa H2SO4 0,75M và HCl 1,5M.

  • A. 300 ml
  • B. 400 ml
  • C. 500 ml
  • D. 600 ml

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác