Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều ôn tập Bài 10: Nghị luận văn học (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập Bài 10: Nghị luận văn học (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo văn bản Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương, điều gì làm nên sự độc đáo và cao siêu của “Chuyện người con gái Nam Xương”?

  • A. Mô tả chi tiết về xã hội phong kiến. 
  • B. Khắc họa nỗi khổ của người phụ nữ xưa.
  • C. Thể hiện cái mong manh vô cùng trong hạnh phúc của phụ nữ.
  • D. Phê phán chế độ phong kiến.

Câu 2: Trong văn bản Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương, điều gì được xem là biểu tượng của sự đồng nhất giữa Vũ Nương và chồng?

  • A. Lời thề.
  • B. Đứa con. 
  • C. Cái bóng. 
  • D. Lời hứa.

Câu 3: Trong văn bản, điều gì khiến hạnh phúc của Vũ Nương trở nên mong manh?

  • A. Sự nghèo khó.
  • B. Chiến tranh. 
  • C. Sự hiểu lầm từ việc tưởng tượng bình thường. 
  • D. Sự phản bội của chồng. 

Câu 4: Tác giả so sánh cách thể hiện chữ “đồng” trong tình yêu giữa tác phẩm nào với “Chuyện người con gái Nam Xương”?

  • A. Truyện Kiều. 
  • B. Truyền kì mạn lúc. 
  • C. Chinh phụ ngâm. 
  • D. Cùng oán ngâm khúc. 

Câu 5: Tác giả cho rằng việc quy nguyên nhân đau khổ của Vũ Nương về chế độ nam nữ bất bình đẳng là: 

  • A. Hoàn toàn đúng. 
  • B. Chưa đúng ý tác phẩm. 
  • C. Phù hợp với bối cảnh lịch sử. 
  • D. Cần thiết để hiểu tác phẩm. 

Câu 6: Trong văn bản, điều gì cần được coi chừng và cảnh giác trong tình yêu và hôn nhân?

  • A. Sự can thiệp của gia đình. 
  • B. Khó khăn kinh tế. 
  • C. Cái máu ghen. 
  • D. Sự khác biệt về tính cách. 

Câu 7: Tác giả cho rằng bút pháp của Nguyễn Dũ trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì?

  • A. Chỉ hiện thực.
  • B. Chỉ lãng mạn.
  • C. Vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn. 
  • D. Hoàn toàn tưởng tượng. 

Câu 8: Đâu không phải là nhận định của tác giả về “Chuyện người con gái Nam Xương” trong lích sử văn học Việt Nam? 

  • A. Một thiên tình sử bi thảm. 
  • B. Một áng “thiên cổ kì bút. 
  • C. Một truyện ngắn vừa là đột khởi vừa là đỉnh cao. 
  • D. Một tác phẩm chứa nhiều bài học sâu sắc. 

Câu 9: Cốt truyện của truyện ngắn “Làng” được miêu tả như thế nào? 

  • A. Phức tập và nhiều tình tiết. 
  • B. Đơn giản, tập trung vào diễn tả tâ trạng nhân vật chính. 
  • C. Nhiều nhân vật và các mối quan hệ. 
  • D. Tập trung vào các sự kiện lịch sử. 

Câu 10 Tình huống nào làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của ông Hai. 

  • A. Khi ông được tin thắng trận. 
  • B. Khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lập tế.
  • C. Khi ông gặp người quen. 
  • D. Khi ông đọc báo ở phòng thông tin. 

Câu 11: Sau khi nghe tin dữ, không khí và tâm trạng mọi người trong gia đình ông Hai như thế nào?

  • A. Không khí vui vẻ, nhộn nhịp, tâm trạng mọi người phấn khởi.
  • B. Không khí nặng nề, tâm trạng mọi người nơm nớp, không ai dám nói tom trẻ con không dám cười đùa. 
  • C. Không khí và tâm trạng mọi người trong gia đình ông Hai bình thường, không có gì thay đổi. 
  • D. Không khí náo nhiệt, tâm trạng mọi người hào hứng. 

Câu 12: Trong đoạn đối thoại với con, ông Hai hỏi thằng bé ủng hộ ai?

  • A. Ủng hộ Tây. 
  • B. Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh. 
  • C. Ủng hộ làng. 
  • D. Ủng hộ gia đình. 

Câu 13: Câu nói “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai” của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” thể hiện điều gì?

  • A. Sự do dự của ông Hai.
  • B. Lòng trung thành với quê hương và đất nước. 
  • C. Sự hội hận về quá khứ. 
  • D. Mong muốn quay về làng.

Câu 14: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được đánh giá như thế nào trong văn học cách mạng Việt Nam?

  • A. Là tác phẩm duy nhất về đề tài nông thôn. 
  • B. Là một trong những tác phẩm thành công sơm nhất về tình cảm gắn bó với cách mạng và đất nước. 
  • C. Là tác phẩm có cốt truyện phức tạp nhất. 
  • D. Là tác phẩm có số lượng nhân vật động đảo nhất. 

Câu 15: Yếu tố nào góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn “Làng”?

  • A. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.
  • B. Tập trung vào đề tài chiến tranh. 
  • C. Am hiểu và gắn bó với người nông dân và cuộc sống nông thôn. 
  • D. Sử dụng nhiều nhân vật lịch sử.

Câu 16: Đạo văn dược định nghĩa là gì? 

  • A. Sao chép ý tưởng của người khác và ghi nguồn. 
  • B. Sao chép văn bản từ người khác và coi là sản phẩm của chính mình. 
  • C. Trích dẫn nuồn gốc chính xác. 
  • D. Tổng hợp ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau.

Câu 17: Tại sao nên hạn chế trích dẫn nguyên văn?

  • A. Vì nó làm tăng độ dài bài viết. 
  • B. Vì nó thể hiện sự thiếu kĩ năng tổng hợp và diễn giải. 
  • C. Vì nó không được phép trong nghiên cứu khoa học. 
  • D. Vì nó làm giảm giá trị của bài viết. 

Câu 18: Tài liệu nào được liệt kê vào phần tài liệu tham khảo?

  • A. Tất cả các tài liệu liên quan đến đển chủ đề nghiên cứu. 
  • B. Chỉ những tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết.
  • C. Tất cả tài liệu mà tác giả đã đọc. 
  • D. Những tài liệu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu.

Câu 19: Các thông tin chung trong trích dẫn thường bao gồm:

  • A. Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí/sách, nhà xuất bản, năm xuất bản. 
  • B. Tên tác giả, học vị, chức danh, địa chỉ cơ quan. 
  • C. Tên tác giả, số trang, số lượng trích dẫn. 
  • D. Tên tác giả, tên bài báo, đánh giá cá nhân về bài viết.

Câu 20: Trong trường hợp nào có thể trích dẫn nguyên văn?

  • A. Khi muốn tăng số lượng từ trong bài viết?
  • B. Khi không hiểu ý tưởng của tác giả gốc. 
  • C. Khi cần giữ nguyên ý tưởng và cách diễn đạt của tác giả gốc.
  • D. Khi không có thời gian để diễn giải lại. 

Câu 21: Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần làm gì?

  • A. Chỉ sử dụng các bài viết của mình, không tham khảo của người khác. 
  • B. Trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khác.
  • C. Đến các cơ quan nghiên cứu khoa học, học thuật để xác nhận quy trình tham khảo. 
  • D. Tự liên hệ để mượn trực tiếp lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khác.

Câu 22: Bố cục của văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê gồm bao nhiêu phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 23: Luận đề của bài phân tích là gì? 

  • A. Tình bạn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. 
  • B. Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ. 
  • C. Tình bạn không quan trọng bằng tình yêu. 
  • D. Tình bạn chỉ tồn tại trong thơ ca.

Câu 24: Phần nào của bài thơ Khóc Dương Khuê được xem là quan trọng nhất trong việc diễn tả nỗi đau mất bạn?

  • A. 8 câu đầu.
  • B. 12 câu giữa.
  • C. 16 câu cuối.
  • D. 2 câu mở đầu.

Câu 25: Câu "Bác Dương thôi đã thôi rồi" thể hiện điều gì?

  • A. Sự vui mừng.
  • B. Sự thất vọng và mất mát.
  • C. Sự tức giận.
  • D. Sự hờ hững.

Câu 26: Mạch văn của bài thơ phát triển theo diễn biến nào?

  • A. Theo trình tự thời gian.
  • B. Theo diễn biến tâm trạng của tác giả.
  • C. Theo sự kiện lịch sử.
  • D. Theo thứ tự địa điểm.

Câu 27: Mục đích chính của văn bản “Phân tích bài Khóc Dương Khuê” là gì? 

  • A. Phê bình bài thơ.
  • B. Ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác về tình bạn vĩnh vữu. 
  • C. So sánh với các bài thơ khác. 
  • D. Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến. 

Câu 28: Tác giả đã phân tich bài thơ Khóc Dương Khuê theo cách nào?

  • A. Phân tích theo chủ đề. 
  • B. Phân tích những câu thơ hay trong bài thơ.
  • C. Phân tích lần lượt các câu thơ trong bài. 
  • D. Phân tích theo mạch cảm xúc của bài thơ. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác