Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1 Văn bản 3: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư –Trần Quang Khải) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều bài 1 Văn bản 3: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư –Trần Quang Khải) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bố cục của bài thơ Phò giá về kinh được chia theo cấu trúc nào?

  • A. Đề - thực – luận – kết.
  • B. Khai – thừa – chuyển – hợp.
  • C. Nhị tứ lục phân minh.
  • D. Nhất tam ngũ bất luận.

Câu 2: Đâu không phải nội dung chính của bài thơ Phò giá về kinh?  

  • A. Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần.
  • B. Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
  • C. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
  • D. Thể hiện sự căm phẫn trước sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ Phò giá về kinh?

  • A. Ẩn dụ.
  • B. So sánh.
  • C. Đối.
  • D. Nhân hóa.

Câu 4: Bài thơ Phò giá về kinh gieo vần chân ở những dòng thơ nào?

  • A. 1, 2 và 4.
  • B. 2, 3 và 4.
  • C. 1, 3 và 4.
  • D. 1, và 3.

Câu 5: Vì sao tác giả nhắc đến hai trận đánh ở Hàm Tử và Chương Dương?

  • A. Vì đây là hai trận chiến ông trực tiếp tham gia và lập được chiến công vang đội.
  • B. Khẳng định đây là những chiến thắng hào hùng trước kẻ thù xâm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc.
  • C. Vì đây là hai địa danh nổi tiếng của dân tộc.
  • D. Vì đây là hai trận đánh dữ dội nhất trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

Câu 6: Giọng điệu của bài thơ Phò giá về kinh như thế nào?

  • A. Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
  • B. Giọng điệu da diết, khắc khoải, bi thương.
  • C. Giọng điệu vui tươi, phấn khởi.
  • D. Giọng điều sâu lắng, trầm buồn, chất chứa tâm sự.

Câu 7: Câu thơ “Đoạt sóc Chương Dương độ” ngắt nhịp như thế nào?

  • A. 2/3.
  • B. 3/2.
  • C. 1/2/2.
  • D. 2/2/1.

Câu 8: Hai câu thơ cuối thể hiện mong ước nào của nhà thơ?

  • A. Khát vọng chiến thắng trong mọi trận đánh.
  • B. Khát vọng đất nước giàu mạnh.
  • C. Khát vọng hòa bình thịnh trị.
  • D. Khát vọng mở rộng bờ cõi nước Nam.

Câu 9: Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai. 
  • B. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ ba.
  • C. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ nhất.
  • D. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai.

Câu 10: Trong trận chiến Nguyên Mông lần thứ hai, ai được cử làm Nguyên soái thống lĩnh đại quân sang xâm lược Đại Việt ta?

  • A. Toa Đô.
  • B. Thoát Hoan.
  • C. Ô Mã Nhi.
  • D. Hốt Tất Liệt. 

Câu 11: Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt.
  • C. Thất ngôn bát cú.
  • D. Song thất lục bát.

Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Phò giá về kinh là gì?

  • A. Miêu tả.
  • B. Tự sự.
  • C. Thuyết minh,
  • D. Biểu cảm.

Câu 13: Chương Dương được nhắc tới trong bài thơ Phò giá về kinh là địa danh nào?

  • A. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Gianh, thuộc tỉnh Quảng Bình. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • B. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • C. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • D. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.

Câu 14: Hàm Tử được nhắc tới trong bài thơ Phò giá về kinh là địa danh nào?

  • A. Là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hỉa Dương. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.
  • B. Là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Thanh Hóa. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.
  • C. Là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.
  • D. Là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.

Câu 15: Đâu là thông tin không chính xác về Thượng tướng Trần Quang Khải?

  • A. Là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.
  • B. Giữ vai trò quan trọng trong kháng chiến chống quân Đại Thanh.
  • C. Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông (vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Trần), mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông).
  • D. Là một nhà chính trị quân sự, nhà thơ nổi tiếng thời Trần.

Câu 16: Đâu không phải tác phẩm của nhà thơ Trần Quang Khải?

  • A. Phúc Hưng Yên.
  • B. Lưu gia độ.
  • C. Dã thư.
  • D. Hành lộ nan.

Câu 17: Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ Phò giá về kinh có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

  • A. Tăng tính nghệ thuật cho bài thơ, giúp giọng thơ mềm mại, thiết tha hơn.
  • B. Thể hiện được sức mạnh quân sự của quân đội nhà Trần.
  • C. Bài thơ dễ tiếp cận với nhân dân, truyền tải thông điệp dễ hơn.
  • D. Bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm.

Câu 18: Tác giả đã gửi gắm lời nhắn nhủ nào đến các thế hệ sau qua bài thơ Phò giá về kinh?

  • A. Cần phải mạnh mẽ chống lại mọi kẻ thù dù chúng có mạnh đến đâu.
  • B. Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để vững bền mãi ngàn thu.
  • C. Cần phải mở rộng lãnh thổ, mở mang bờ cõi nước Nam.
  • D. Cần phải đưa đất nước giàu lên thật nhanh.

Câu 19: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Phò giá về kinh là gì?

  • A. Cảm hứng thế sự.
  • B. Tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
  • C. Tình quân dân gắn bó.
  • D. Sự căm thù giặc ngoại xâm.

Câu 20: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

  • A. Cùng viết về đề tài chiến tranh.
  • B. Cùng nhắc đến những trận đánh huy hoàng của dân tộc.
  • C. Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc, một không khí hào hùng của toàn dân tộc trước những thế lực xâm lược và cả dân tộc đồng lòng quyết tâm bảo vệ quê hương mình.
  • D. Cùng ca ngợi những người anh hùng dân tộc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác