Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 8 Đọc kết nối Hương khúc (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Đọc kết nối Hương khúc phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Nguyễn Quang Thiều
  • D. Nam Cao

Câu 2: Thể loại của tác phẩm là:

  • A. Truyện ngắn
  • B. Văn học kháng chiến
  • C. Các bài bình thơ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Văn bản Hương khúc được in trong Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 5: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 1 là gì?

  • A. Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở
  • B. Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 6: Truyện kể theo ngôi thứ mấy

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 7: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 1 là gì?

  • A. Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở
  • B. Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

u 8: Rau khúc thường mọc ở đâu?

  • A. Trên đồng
  • B. Trên núi
  • C. Trong vườn nhà
  • D. Tác giả không đề cập đến.

Câu 9: Rau khúc nở rộ vào thời điểm nào?

  • A. Bất cứ thời điểm nào trong năm
  • B. Mỗi đầu tháng theo lịch dương
  • C. Tháng Giêng, tháng Hai
  • D. Mùa thu

u 10:  Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi nào?

  • A. Buổi sáng
  • B. Buổi trưa
  • C. Buổi chiều
  • D. Buổi tối

Câu 11: Rau khúc vào buổi sớm có đặc điểm gì?

  • A. Lúc đó rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất.
  • B. Có sức sống mãnh liệt, vượt qua màn đêm tăm tối.
  • C. Héo úa, không thích hợp để lấy về làm bánh.
  • D. Cả A và B.

Câu 12: Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà lại làm gì?

  • A. Lấy ra cho tác giả và mọi người cùng ăn.
  • B. Xếp dăm cái đĩa để thắp hương trên ban thờ.
  • C. Cho vào trong thúng rồi đem đi bán.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Mỗi lần hái rau khúc về, bà thường làm gì?

  • A. Cho vào nối nấu bánh khúc luôn vì đây là lúc cây còn tươi.
  • B. Lấy nước mưa trong bể rửa sạch và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã.
  • C. Giã rau khúc một lúc rồi cho vào nồi hấp.
  • D. Tác giả không nói đến công đoạn này.

Câu 14: Qua cách kể và miêu tả của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?

  • A. bàn tay của bà
  • B. sự tỉ mỉ trong từng bước làm bánh và tình cảm của tác giả với những điều tươi đẹp mà thân thương đó.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 15: Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?

  • A. trân trọng 
  • B. lưu giữ.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 16: Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ vào thời điểm nào?

  • A. Thời điểm rau khúc nở
  • B. Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”
  • C. Vào lúc thu hoạch rau khúc
  • D. Vào mùa thu hoạch rau khúc

Câu 17: Những tình cảm ấy trong đoạn trích được thể hiện bằng cách nào?

  • A. chi tiết nhỏ của chiếc bánh
  • B. hương vị và cách làm của bà
  • C. cách thưởng thức bánh “nhai mãi mà không muốn nuốt” cái sự ngọt ngào, thơm ngon ấy
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Tình cảm của tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ là tình cảm như thế nào?

  • A. yêu thương
  • B. trân trọng
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Bài viết thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả về kỉ niệm tuổi thơ.
  • B. thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha.
  • B. Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác