Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 7 Thực hành tiếng việt trang 35 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Thực hành tiếng việt trang 35 phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Cho hỏi khí không phải ngôi nhà này đã trải qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn giữ được nét cổ kính đơn sơ?”
- A. Khí không phải
- B. Qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn
- C. Cổ kính đơn sơ.
D. Không có thành ngữ.
Câu 2: Thành ngữ “Như hổ (mọc) thêm cánh” có nghĩa là gì?
- A. Con hổ mọc thêm cánh, có thể bay được
B. Chỉ việc một ai đó, một tổ chức,… có quá nhiều lợi thế, dễ dàng áp đảo các đối thủ khác.
- C. Chỉ ham muốn khát khao mãnh liệt của một bậc võ sư
- D. Được voi đòi tiên.
Câu 3: Trong các ý dưới đây, ý nào nêu lên tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp?
A. giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng.
- B. dễ khiến người khác hoang mang, khó hiểu.
- C. sử dụng trong nói xấu, chọc ngoáy người khác.
- D. không có tác dụng gì nhiều.
Câu 4: Thành ngữ có các đặc điểm chính như:
- A. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ…
- B. Thành ngữ mang tính hình tượng, được xây dựng dựa trên các hình ảnh thực tế
- C. Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được.
- D. Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ biểu hiện trên bề mặt ngôn từ mà nó thường mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5: Ý nào dưới đây là thành ngữ?
- A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
- B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
C. Mẹ tròn con vuông
- D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 6: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.”
A. Tắt lửa tối đèn
- B. Như thế thì hay là
- C. Phòng khi tối lửa tắt đèn có … nào … thì
- D. Anh đã nghĩ
Câu 7: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:
“Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.”
- A. Nghĩ bụng, lợi biết bao nhiêu
B. Khoẻ như voi, tứ cố vô thân.
- C. Lân la gợi chuyện, kết nghĩa anh em
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Thành ngữ là gì?
A. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
- B. là một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- C. là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
- D. thành ngữ và ca dao là một.
Câu 9: Đâu không phải là thành ngữ?
- A. Đẽo cày giữa đường
- B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Con kiến và con mối
- D. Thầy bói xem voi.
Câu 10: Ý nào dưới đây là thành ngữ?
- A. Ai làm cái nón quai thau/ Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.
- B. Ăn bánh vẽ
C. Dĩ hòa vi quý
- D. Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng.
Câu 11: Câu nào sử dụng đúng nghĩa câu thành ngữ:
- A. Cô ấy học kém đến mức cô giáo phải gọi bố mẹ cô ấy và nói cô ấy học một biết mười.
B. Bạn ấy đúng là học một biết mười.
- C. Học tập phải đi với thực tiễn, giống như học một biết mười vậy.
- D. Anh ấy học giốt như học một biết mười.
Câu 12: Thành ngữ “Mẹ tròn con vuông” có nghĩa là gì?
A. Chỉ việc sinh nở tốt đẹp.
- B. Người mẹ mặt tròn sẽ sinh ra con có mặt khá vuông.
- C. Sự kết tinh tốt đẹp của hai thứ gì đó.
- D. Cả A và C.
Câu 13: Giải nghĩa thành ngữ sau: Dĩ hòa vi quý
A. chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
- B. . ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..
- C. chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
- D. chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…
Câu 14: Giải nghĩa thành ngữ sau: Đục nước béo cò
- A. chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
- B. . ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,,..
C. chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
- D. chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…
Câu 15: Thành ngữ “Long tranh hổ đấu” có nghĩa là gì?
- A. Chỉ sự tranh giành, đấu đá quyệt liệt giữa những thế lực mạnh
- B. Cuộc đấu giữa rồng và hổ đánh nhau trong truyện, phim
- C. Một khung cảnh đầy mạnh mẽ, toát lên hào khí ngất trời.
D. Cả A và C.
Câu 16: Ý nào dưới đây là thành ngữ?
- A. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
- B. Ăn có mời, làm có khiến
- C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
D. Há miệng chờ sung
Câu 17: Giải nghĩa thành ngữ sau: ông chẳng bà chuộc
- A. vợ chồng chung thủy, sống chết bên nhau, luôn luôn cùng nhau.
B. biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
- C. chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen.
- D. đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Câu 18: Giải nghĩa thành ngữ sau: hàng tôm hàng cá
- A. vợ chồng chung thủy, sống chết bên nhau, luôn luôn cùng nhau.
- B. biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
C. chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen.
- D. đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Câu 19: Giải nghĩa thành ngữ sau: thượng vàng hạ cám
- A. việc cực kì vĩ đại, lớn lao
- B. mất cả
C. tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất
- D. vội vã tất tưởi
Câu 20: Giải nghĩa thành ngữ sau: Khẩu xà tâm phật
- A. chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
B. ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa,..
- C. chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
- D. chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…
Xem toàn bộ: Soạn bài 7 Thực hành tiếng việt trang 35
Bình luận