Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3 Đọc mở rộng Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Minh Khuê
  • B. Nguyễn Nhật Anh
  • C. Tố Hữu
  • D. Hữu THỉnh

Câu 2: Văn bản thuộc thể loại gì?

  • A. nghị luận văn học
  • B. nghị luận xã hội
  • C. thuyết minh
  • D. truyện ngắn

Câu 3: Văn bản được in trong tác phẩm nào?

  • A. Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
  • B. Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
  • C. Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013.
  • D. Tác phẩm văn học trong nhà trường – Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014.

Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

  • A. nghị luận
  • B. biểu cảm
  • C. tự sự
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Theo tác giả, sức hấp dẫn của chuyện Chiếc lá cuối cùng đến từ đâu?

  • A. chi tiết chiếc lá cuối cùng
  • B. cơn bão
  • C. chi tiết bức tường
  • D. sức sống mãnh liệt của chiếc lá

Câu 6: Văn bản có thể chia làm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 7: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Phân tích, lí giải sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
  • C. Kết luận của tác giả về sức hấp dẫn còn mãi với thời gian của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 8: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Phân tích, lí giải sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
  • C. Kết luận của tác giả về sức hấp dẫn 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 9: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Phân tích, lí giải sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
  • C. Kết luận của tác giả về sức hấp dẫn 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 10: Nhận xét sau là đúng hay sai?

Văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” đã bày tỏ quan điểm nhằm chứng minh Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 11: Tìm ra những chi tiết tác giả cho là bất ngờ ở kết thúc tác phẩm chiếc lá cuối cùng?

  • A. Ở cuối truyện ngắn, người bạn Xu đã kể lại cho Giôn-xi biết về cái chết của cụ Bơ-mơn. 
  • B. Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh nhưng chỉ sau một đêm vì cố gắng hoàn thành bức tranh vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên cụ đã qua đời sau đó.
  • C. A và B đều đúng
  • D.A và B đều sai

Câu 12: Hành động của cao cả của cụ đã chứng minh điều gì?

  • A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh thầm lặng
  • B. Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhân văn
  • C. Con người ta thường hay sống một cách rất ích kỉ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

  • A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
  • B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
  • C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
  • D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Câu 14: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
  • B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
  • D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 15: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

  • A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
  • B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
  • C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
  • D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 16: Theo Minh Khuê, hành động cao cả của cụ Bơ-mơn đã chứng minh điều gì?

  • A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự dũng cảm
  • B. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự trung thực
  • C. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự nhân hậu
  • D. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh

Câu 17: Theo Minh Khuê, từ bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng, Ô Hen-ri muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

  • A. Chiếc lá bình dị là một tác phẩm nghệ thuật
  • B. Một kiệt tác được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người
  • C. Niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 18: Chủ đề của đoạn trích được học của tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là:

  • A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
  • B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
  • C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 19: Theo Minh Khuê, điều gì là yếu tố quyết định một phần quan trọng trong sự sống của con người?

  • A. Tính trung thực
  • B. Sự lạc quan
  • C. Lòng nhân hậu
  • D. Lòng dũng cảm

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là: 

  • A. Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
  • B. Ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp logic, hợp lí
  • C. A và B đều đúng
  • D.A và B đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác