Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 9 đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiện nhà (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 9 đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiện nhà phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Huỳnh Như Phương
  • B. Thạc Lam
  • C. Vũ Bằng
  • D. Nguyễn Ngọc Ánh

Câu 2: Năm sinh của tác giả văn bản là khi nào?

  • A. 1955
  • B. 1956
  • C. 1957
  • D. 1958

Câu 3: Quê quán của tác giả văn bản là ở đâu?

  • A. Hà Nam
  • B. Hà Tĩnh
  • C. Quảng Ngãi
  • D. Nghệ An

Câu 4: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Văn bản thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Thuyết minh
  • C. Tản văn
  • D. Tiểu thuyết

Câu 6: Tóm tắt sau về văn bản là đúng hay sai?

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Phương thức biểu đạt  của văn bản là gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. B và C đều đúng

Câu 8: Có thể chia văn bản thành mầy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
  • B. Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
  • C. Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 10: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
  • B. Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
  • C. Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 11: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  • A. Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
  • B. Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
  • C. Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 12: Ý nào dưới đây là hoàn cảnh của nhân vật dì Bảy?

  • A. Mới lấy nhau được 1 tháng, Dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết à Đôi người đôi ngả
  • B. Cuối năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng à Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, dì dượng đã phải chia ly mãi mãi.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 13: Ý nào dưới đây là tính cách của dì Bảy?

  • A. Thủy chung, tình nghĩa
  • B. Yêu thương chồng
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 14: Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

  • A. Cho mọi người thấy chân thực
  • B. Tin đây là câu chuyện có thật
  • C. Nội dung sâu sắc hơn 
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về sự việc gì?

  • A. Sự chờ đợi dượng Bảy
  • B. Tình yêu của dì Bảy
  • C. Lòng thủy chung của dượng Bảy
  • D. Tình cảm với các con của dì Bảy

Câu 16: Thông điệp, ý nghĩa của văn bản?

  • A.  Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.
  • B. Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.
  • C. Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp phương thức tự sự và miêu tả?

  • A. thể hiện được thái độ
  • B. tình cảm của người viết bên cạnh việc kể chuyện.
  • C. Thể hiện tâm trạng
  • D. A và B đúng

Câu 18: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là:

  • A. Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.
  • B. Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là:

  • A. Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.
  • B. Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác