Dễ hiểu giải Ngữ văn 7 cánh diều bài 9 Người ngồi đợi trước hiên nhà
Giải dễ hiểu bài 9 Người ngồi đợi trước hiên nhà. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
ĐỌC HIỂU: NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ
CHUẨN BỊ
- Khi đọc tản văn, các em cần chú ý
+ Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa) đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến lúc già.
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự + biểu cảm
+ Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chồng thân yêu của mình.
+ Lời người kể nhỏ nhẹ như thì thầm với người đọc, thể hiện tình cảm và thái độ quý trọng, kính cẩn, thiêng liêng của người cháu.
- Thông tin về tác giả Huỳnh Như Phương:
+ Sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi
+ GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong thời chống Mỹ: Gia đình phải chịu cảnh li tán, mất mát, hi sinh, … Hậu quả chiến tranh để lại là nhiều gia đình phải hứng chịu những căn bệnh quái ác do nhiễm chất độc màu da cam, …
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Câu 1: Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Giải nhanh:
Hình ảnh này liên quan mật thiết đến nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.
Câu 2: Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Giải nhanh:
Dượng Bảy đóng quân ở làng, thầm yêu dì Bảy rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới. Chỉ một tháng sau đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
Câu 3: Chú ý ngôi kể của văn bản.
Giải nhanh:
Ngôi kể thứ 3 giúp câu chuyện khách quan, thể hiện được đa dạng điểm nhìn.
Câu 4: Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Giải nhanh:
Qua những lá thư gói trong bọc ni lông, những tin tức từ chiến trường, qua người đi đường báo tin và trao giùm kỉ vật.
Câu 5: Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy.
Giải nhanh:
Dượng Bảy hi sinh trong trận đánh Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn.
Câu 6: Qua lời văn, hình dùng giọng kể của tác giả.
Giải nhanh:
Giọng kể thủ thỉ chan chứa yêu thương kính trọng.
Câu 7: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Giải nhanh:
Tác giả đồng cảm và thương xót, băn khoăn không biết nếu ngày xưa đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không
Câu 8: Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Giải nhanh:
Khẳng định đây là một câu chuyện có thật chứ không phải hư cấu, tưởng tượng.
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
Giải nhanh:
Viết về dì Bảy tên thật là Lê Thị Thỏa quê ở Quảng Ngãi đã chờ đợi chồng trong suốt cuộc chiến tranh và sống một mình cho đến lúc già.
Câu 2: Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
Trả lời:
c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
d) Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Câu 3: Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó.
Trả lời:
- Tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với biểu cảm.
- Sự biểu cảm thể hiện nhiều ở lời người kể chuyện.
Ví dụ: “Không khí làng quê chùng xuống … còn nghi ngại”. “Và mỗi buổi chiều muộn … hạnh phúc hay không”.
- Lời người kể nhỏ nhẹ như thì thầm. Cách kể thể hiện được tình cảm, thái độ quý trọng, kính cẩn thiêng liêng của người cháu vừa tái hiện sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng âm thầm, bền bỉ, dẻo dai, lặng lẽ của những người phụ nữ Việt Nam.
Câu 4: Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Trả lời:
- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”
- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”
Câu văn thể hiện sự xót thương vô cùng của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ lỏi của dì Bảy, cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn
Câu 5: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hòa bình?
Trả lời:
- Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận của mình. Dù biết chồng đã hi sinh dì vẫn ôm ấp lấy quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh cao cả thầm lặng, đại diện của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
Câu 6: Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
Cả hai đều có phẩm chất kiên trinh chờ đợi, thủy chung, bền bỉ, thầm lặng, … đối với người chồng ra đi và không trở lại.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận